Qua quá trình theo dõi, các nhà khoa học thấy vết cắt trên cao su tự vá sẽ dính liền với nhau sau 8 ngày. Nhiệt độ cao có thể đẩy nhanh quá trình tự vá của loại cao su mới. Ngoài ra, loại cao su tự vá sau khi liền lại còn chịu được áp suất lớn hơn gấp 20 lần so với loại thông thường.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu và phát triển một loại cao su tự vá có thể dùng cho lốp ô tô trong tương lai.
Lốp bị thủng là một trong những cơn ác mộng của người lái ô tô. Hiện vẫn chưa có giải pháp lâu dài và hiệu quả cho vấn đề này ngoài việc thường xuyên kiểm tra cũng như thay lốp mới cho ô tô. Ngay cả những loại lốp run-flat tốt nhất trên thị trường cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Nguyên nhân là vì lốp run-flat chỉ có thể cho phép ô tô của bạn chạy thêm một đoạn nữa để tìm garage sửa chữa.
Đứng trước thực trạng này, một nhóm các nhà khoa học đến từ Dresden, Đức, đã nghiên cứu và phát triển một loại cao su mới từ cao su butyl có thể tự vá. Cao su butyl được phát minh vào năm 1937 và thương mại hóa lần đầu tiên vào năm 1943. Đặc trưng cơ bản của cao su butyl là tính không thấm khí và chịu mỏi do uốn dẻo tốt.
Vấn đề của các loại lốp ô tô truyền thống là quá trình lưu hóa cao su. Về cơ bản, lưu hóa là quá trình gia nhiệt và cho cao su kết hợp với lưu huỳnh. Tác dụng của quá trình lưu hóa là giúp cao su bền và dẻo hơn. Tuy nhiên, quá trình lưu hóa lại khiến việc vá lốp chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn.
Đoạn video giới thiệu công trình nghiên cứu cao su tự vá của các nhà khoa học Đức.
Giải pháp của các nhà khoa học Đức là không dùng quá trình lưu hóa cao su. Thay vào đó, nhóm các nhà khoa học lại điều chỉnh cao su bằng chất hóa học sao cho vẫn duy trì độ bền và đàn hồi nhưng lại có khả năng tự vá nếu được để nguyên.
Tất nhiên, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đức mới chỉ dừng lại ở bước đầu. Nếu dự án này thành công, tương lai của lốp ô tô tự vá chắc chắn không còn xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét