Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Để tiết kiệm chi phí sử dụng ô tô, lái xe cần lưu ý điều gì?

Trên mỗi hành trình, khi di chuyển trong nội đô, nơi đông người, hoặc dừng đèn đỏ người sử dụng không nên khởi động hoặc tắt máy quá nhiều, khi khởi động đề nổ nhiều khiến cho bộ đề của xe chóng bị hỏng và động cơ cũng kém hơn, để tránh tốn kém cho việc thay thế bộ đề của xe ô tô lái xe cần lưu ý điều này.

Ngoài việc tậu cho mình một chiếc xe hơi ưng ý, việc sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao mà không tốn quá nhiều chi phí cũng là vấn đề rất nhiều người tìm hiểu. Dưới đây là những lưu ý cơ bản giúp tiết kiệm chi phí sử dụng xe ô tô mời quý vị đón đọc.

Vận hành và sử dụng xe đúng quy trình

Bên cạnh đó, việc chạy xe ổn định đảm bảo điều hòa được chân ga và chân phanh, không tăng giảm ga đột ngột, thì đây là một cách giúp tiết kiệm nhiên liệu đáng kể. Ngoài ra, lái xe cần chạy xe đúng tốc độ, đi đúng làn đường, phần đường quy định, không phóng nhanh vượt ẩu để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người xung quanh.

Bảo dưỡng, chăm sóc xe đúng định kỳ để tránh hư hỏng vặt

Việc bảo dưỡng và chăm sóc xe là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới độ bền đến chiếc xe của mình. Tại Việt Nam, nhiều người sử dụng bỏ ra được một đống tiền để mua một chiếc xe, nhưng không muốn bỏ tiền ra để chi cho việc bảo dưỡng thì đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Có thể bớt được một khoản chi phí nhỏ cho việc bảo dưỡng định kỳ, nhưng sẽ dẫn tới việc bỏ ra một khoản lớn hơn gấp nhiều lần để thay thế chi phí sửa chữa khác. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bảo dưỡng và chăm sóc xe đúng định kỳ sẽ giúp chiếc xe luôn hoạt động trong tình trạng tốt và ít xảy ra hư hỏng nặng.

Cuối cùng, cần tạo một lịch ghi nhớ thời gian bảo dưỡng định kỳ, vệ sinh xe để đảm bảo được xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt cũng như việc tiết kiệm nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, người sử dụng luôn lựa chọn những trung tâm bảo dưỡng uy tín để đảm bảo được dịch vụ hoàn hảo và không tốn kém nhiều chi phí.

Sử dụng đúng nhiên liệu và phụ tùng thay thế đúng quy chuẩn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều trung tâm bảo dưỡng thay thế phụ tùng cho chiếc xe hơi của mình, việc lựa chọn địa điểm uy tín cũng là vấn đề nan giải. Nhiều trung tâm bảo dưỡng thay thế không đúng quy chuẩn, đổ nhầm dầu nhớt cho động cơ, tư vấn sai lệch cho người sử dụng.

Dầu cho động cơ cũng mang tầm quan trọng rất lớn đến với việc vận hành của chiếc xe. Dầu nhớt bôi trơn giúp động cơ hoạt động tốt hơn, đồng thời dầu nhớt còn làm giảm ma sát bên trong động cơ, làm cho động cơ tốn ít năng lượng hơn khi vận hành. Mỗi loại dầu khác nhau đều ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe, do đó, người sử dụng cần phải lựa chọn đúng loại phù hợp cho xe của mình, tránh tình trạng đổ nhầm, hoặc thiếu nhớt cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc vận hành của xe.

Ngoài ra, người dùng thường xuyên cần phải chú ý đến tình trạng lốp, lốp xe ảnh hưởng khá lớn đến việc vận hành của xe. Trong những trường hợp lốp bị mòn, lốp ăn phải đinh, bị hư hỏng, nứt vỡ, lái xe cần chú ý mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để sửa chữa và thay thế kịp thời.

Pha Đề-pa với lỗi kinh điển

Thông thường, khi mới học và thi bằng lái xe, bài "Đề-pa khởi hành ngang dốc" là bài thi khiến thí sinh lo lắng nhất vì độ khó cao và dễ thao tác sai, mất nhiều điểm. Bài thi này có ứng dụng rất quan trọng trong thực tế, bởi khi tham gia giao thông, có rất nhiều tình huống xe phải dừng hoặc chết máy giữa dốc và bạn phải khởi động lại, cho xe vượt dốc an toàn.

Đề-pa lên dốc là một trong những bài tập khiến người học lái xe cảm thấy đau đầu nhất và dễ thao tác sai.

Trong trường hợp ở video clip, một tay lái đã vào ga quá lớn khiến chiếc xe vù lên dốc rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, cửa xe trong tình trạng vẫn đang mở, người ngồi trong xe không thắt dây an toàn dẫn đến ngã bật ngửa. Nếu như đây thực sự là một tình huống giao thông trên đường đông đúc thì hậu quả không thể lường trước được.

Pha Đề-pa lỗi kinh điển khiến người ngồi trong xe bật ngửa.
Vậy đâu là cách khởi hành ngang dốc đúng cách?

Thông thường với xe số tự động, thao tác khá đơn giản. Bạn chỉ cần vào số D, chuyển từ chân phanh sang chân ga và ga đều lên dốc. Đối với những dốc cao hơn cần hãm phanh tay, bạn cũng thực hiện thao tác vào số D, đạp ga vừa đủ, hạ phanh tay xuống và tiếp tục vào ga, xe sẽ từ từ bò lên dốc.

Đối với xe số sàn, thao tác cơ bản bạn cần thực hiện như sau:

Bước 1: Kéo phanh tay, chân phải chúng ta sẽ giữ chân phanh để xe không trôi về sau.

Bước 2: Đạp côn, gài số 1, hạ phanh tay

Bước 3: Nhả chân côn ra thật chậm rãi và dò cho đến khi nào cảm nhận động cơ rung lên, xe muốn tiến về phía trước. Lúc này vòng tua máy chỉ khoảng 1000 rpm.

Bước 4: Giữ nguyên chân côn, nhả chân phanh ra từ từ để giữ xe tại vị trí đứng yên bằng chính chân côn, xe sẽ từ từ chuyển động lên. Chân phải có thể mớm thêm chút ga để xe tiến về phía trước.

Trường hợp dốc cao hơn, bạn sẽ không hạ phanh tay từ đầu, mà giữ phanh tay ở vị trí khóa bánh xe, giữ chân phanh.

Bước 2: Đạp côn, gài số 1

Bước 3: Rà chân côn từ từ đến khi côn bám, giữ chân ga sao cho vòng tua máy rơi vào khoảng 1500-2000 vòng.

Bước 4: Nhả phanh tay đồng thời kết hợp thả chân côn ra từ từ, xe sẽ lên dốc.

Trong tất cả các trường hợp, điều quan trọng là bạn phải bình tĩnh, thao tác cẩn trọng và chắc chắn, lắng nghe tiếng máy và quan sát vòng tua máy. Không bao giờ cắt côn đột ngột hoặc ga thốc, rất nguy hiểm.

Chúc các bạn lái xe an toàn.

Cảnh báo thói quen "chết người" khi đi xe máy đổ ở đèo Tam Đảo

Tam Đảo là địa điểm du lịch được nhiều bạn trẻ ưa thích bởi khoảng cách không quá xa Hà Nội, giá rẻ và khung cảnh, khí hậu đẹp. Tuy nhiên, hiện tượng chạy xe tay ga và tắt máy lao dốc của những “phượt thủ” không chuyên đã dẫn tới những tai nạn đáng tiếc, thậm chí là bỏ mạng.

Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra trên cung đường đèo lên Tam Đảo do tắt máy thả trôi hoặc chạy xe tay ga.

Vì sao tắt máy đổ dốc dễ gây tai nạn?

Đường lên Tam Đảo dốc và quanh co sẽ là thử thách lớn với những ai chưa có kinh nghiệm đi phượt. Chính vì thiếu kiến thức cơ bản mà nhiều bạn trẻ thích tắt máy đổ đèo. Do đường dốc, khúc khuỷu nên xe tăng tốc rất nhanh khiến người điều khiển phương tiện mất kiểm soát.

Tai nạn do lao dốc quá nhanh trên đường Tam Đảo
Nếu tắt máy xuống dốc, xe chỉ còn cách hãm tốc bằng phanh. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều sẽ khiến má phanh nóng và mất dần độ bám rất nguy hiểm. Bình thường, phanh bằng động cơ là  giải pháp hữu hiệu cho cung đường đèo, nhưng tắt máy thì số không còn tác dụng.

Cảnh báo tình trạng nguy hiểm

Các tai nạn liên tiếp xảy ra, dù nhiều diễn đàn đã đăng tải những hình ảnh thương tâm về đổ đèo Tam Đảo để cảnh báo mọi người. Trước tình trạng nguy hiểm có chiều hướng gia tăng, một nhóm phượt thủ đã chủ động cắm những tấm biển với nội dung “Cảnh báo, xe máy tắt máy thả trôi là tai nạn” ở khắp các vị trí đổ đèo nguy hiểm trên cung đường lên Tam Đảo.

Đó là nhóm Ẩm Trại gồm 7-8 người có chung đam mê xe đạp đường trường tại Hà Nội. Các thành viên đã ngồi lại và cùng nhau đưa ra hành động nhằm giúp xã hội giảm thiểu những tai nạn thương tâm, đặc biệt về tình trạng “thả phanh đổ dốc” của khách du lịch thiếu kinh nghiệm.

Những lưu ý khi đi phượt Tam Đảo và các cung đường dốc bằng xe máy

Chạy xe máy lên Tam Đảo vừa rẻ lại mang tới cảm giác thoải mái, phấn khích cho các bạn trẻ, đặc biệt khi đổ đèo, lượn qua chỗ quanh co. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị tốt về phương tiện và kỹ thuật đi xe đường trường sẽ là một sai lầm đáng tiếc.

Chuẩn bị xe máy trước chuyến đi

- Cần mang xe đi kiểm tra trước mỗi chuyến đi để giảm khả năng hỏng hóc dọc đường ở mức thấp nhất.

- Mang theo một số dụng cụ để sửa các lỗi đơn giản về xe. Đổ đầy xăng và dầu nhớt.

Kinh nghiệm chạy xe máy trên đường phượt Tam Đảo

- Nguyên tắc: Lên già-xuống non. Nghĩa là khi leo lên dốc thì tăng số muộn hơn còn khi đổ đèo thì về số sớm hơn.

- Không rà phanh liên tục vì làm như vậy sẽ khiến má phanh nhanh nóng, dẫn tới mất ma sát có thể cháy may-ơ và làm giảm tác dụng của phanh. Phượt thủ phải dùng số kết hợp với phanh để tạo hiệu quả tốt nhất. Nhưng cũng cần lưu ý là tránh phanh gấp, đặc biệt lúc đang vào góc nghiêng.

- Tuyệt đối không tắt máy đổ đèo, tập trung cao độ trong lúc di chuyển.

- Nếu đi xe tay ga, bạn có thể sử dụng .

Xem một ca "giải phẫu" xe Lexus RX400h hybrid bị thủy kích

Các kỹ thuật viên ái ngại nhìn đống sắt thép vỡ vụn trong động cơ, mặc dù tay biên thứ 6 chỉ bị cong! Chỉ riêng khắc phục và thay thế các chi tiết cơ khí, chủ xe sẽ phải chi khoảng 60 triệu đồng; các hư hại khác phát sinh với hệ thống điều khiển điện tử của xe chưa được kiểm tra, có thể lên tới 200 triệu đồng, theo lời một chuyên gia bản hãng

Hãy xem ca "mổ" chiếc Lexus RX400h để thấy thủy kích đã “giết” một chiếc xe tiền tỉ như thế nào!

Đây là một chiếc Lexus RX400h hybrid gặp thủy kích trong trận lụt lịch sử 2008. Sự kiện đã cũ, nhưng tính thời sự của nó thì vẫn còn mới nguyên. Trận mưa lớn và ngập lụt sáng hôm nay ở Hà Nội và nhiều ngày trước ở Tp. Hồ Chí Minh khiến rất nhiều xe chôn chân trong dòng nước lạnh. Các "tài xe" cũng hiểu rõ, không nên đùa với nước ngập, và không nên đùa với "thủy kích", dù chiếc xe bạn đang đi có đắt tiền và công nghệ cao đến đâu.

Sau đây là chi tiết một "ca khám bệnh" cho chiếc Lexus RX400h hybrid bị thủy kích để bạn đọc có thể hình dung tường tận, từ trong ra ngoài.

Thông thường khi nhẹ tải, RX400h chỉ chạy động cơ điện; khi tải nặng hoặc cần gia tăng tốc độ hay lực kéo, động cơ xăng V6 3,3L tự khởi động và "vào cuộc" - xe không có nút đề. Do vậy người lái không thể can thiệp vào thời điểm khởi động động cơ ngay cả khi ý thức được sự nguy hiểm của thủy kích khi xe lội nước.

Chiếc RX400h này đã “chết” như vậy: xe lội nước cao với động cơ điện, sức cản nước lớn, động cơ xăng khởi động; nước lọt vào xy-lanh, máy không nổ; hệ thống tiếp tục khởi động! Thủy kích, hỏng động cơ!

Chuẩn bị cho “ca mổ”

Mô-tơ điện, hộp số và các chi tiết khác được tách khỏi động cơ xăng

Tháo mặt máy và đáy các-te

“Ca này có vẻ nặng!”, lời một kỹ thuật viên

Chủ xe hồi hộp chờ “thày phán bệnh”!

Kỹ thuật viên kiểm tra thấy nhiều nước trong xy-lanh

Và dấu hiệu của vỡ xy-lanh

Tháo và kiểm tra tay biên đầu tiên

Không còn nghi ngờ gì nữa, tay biên đầu tiên gẫy đã đâm thủng lốc máy!

Và vỡ cả mặt đáy bắt các-te

Quả piston và tay biên đầu tiên vỡ nát

...và 4 quả sau cùng chung số phận!

Một lần nữa, xin đừng chủ quan! Xe của bạn không được thiết kế để lội nước, ngay cả “ông lớn việt dã” Lexus LX570 này cũng đã phải "gục ngã" trước sức mạnh tàn phá của thủy kích!

Mazda tham vọng tiết kiệm nhiên liệu hơn 30% với động cơ Skyactive năm 2020

Hiện tại, Toyota đang cung cấp Hệ thống Hybrid Synergy Drive cho mẫu Mazda 3 Nhật Bản, khá tương tự như công nghệ đang sử dụng trên mẫu Toyota Prius nhưng động cơ đốt trong lại là của riêng Mazda.

Hybrid không phải là hướng đi của Mazda. Hãng kỳ vọng cắt giảm thêm 30% nhiên liệu tiêu thụ nhờ cải tiến công nghệ Skyactive cho tới năm 2020.

Ông Jeff Guyton, Tổng giám đốc Mazda Châu Âu công bố với báo giới rằng đối với Mazda, chuyển sang sử dụng công nghệ hybrid không phải là mục tiêu của hãng trong tương lai gần. Mazda hi vọng có thể cải tiến công nghệ trên động cơ xăng Skyactive của hãng và đạt được con số tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng hơn nữa.

Ông cũng tiết lộ thế hệ động cơ Skyactive mới của Mazda đang có những phản hồi rất tích cực trong khâu thử nghiệm. "Tôi đã trải nghiệm thử động cơ thế hệ mới, nó sẽ đáp ứng tất cả những gì bạn mong đợi về một động cơ mạnh mẽ nhưng vẫn rất mượt mà". Ông cho biết thêm, động cơ mới sẽ gia tăng công suất so với các mẫu hiện tại, không cần phải kết hợp cùng với hệ truyền động nhiều cấp số đắt tiền và tương thích hoàn toàn với hộ số 6 cấp tiêu chuẩn hiện nay.

"Động cơ thông thường rất lãng phí về nhiệt, chúng tôi sẽ cải thiện điều đó thay vì tăng thêm khối lượng hay sức mạnh." Như vậy, động cơ mới trên Mazda sẽ có hiệu suất làm việc tốt hơn nhiều.

Mazda đang tập trung vào động cơ xoay và thậm chí đã lập một đội kỹ thuật riêng chỉ để giải quyết vấn đề phát triển loại động cơ này.

Thêm vào đó, cần phải nhấn mạnh rằng mối hợp tác Toyota - Mazda sẽ trở lại vào tháng 5 năm nay, trong đó Toyota cung cấp công nghệ về pin nhiên liệu và công nghệ hybrid cho Mazda. Về phía mình, Mazda sẽ chuyển giao bí kíp công nghệ của công nghệ động cơ xăng và diesel Skyactive cho Toyota.

Tất nhiên, xu thế hybrid hóa để đáp ứng các nhu cầu về tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường và thậm chí tăng khả năng vận hành là không thể tránh khỏi. Rất nhiều hãng xe lớn đã bước vào xu thế này, trong đó có Mercedes, Renault, Volvo, BMW và Porsche. Mazda chắc chắn không thể nằm ngoài xu thế này, nhưng cách tiếp cận của Mazda như thế nào lại là một câu chuyện khác.

Xe ô tô ngập nước coi như "đồ bỏ"

Vụ mưa ngập hầm chung cư Green Hills vừa qua, chủ nhân của chiếc Toyota Camry cho biết, xe mới mua, giá 1,3 tỉ đồng. Đưa ra sửa chữa thì hãng báo thiệt hại khoảng 610 triệu đồng; hay chiếc xe Mercedes GL350 mang đến xưởng, cũng nhận được báo giá tổn phí hơn 500 triệu đồng. Mức thiệt hại này tương đương với khoảng 1/3-/1/2 giá trị xe. Tuy nhiên như đã nói, khắc phục xong, xe chưa chắc đã hoạt động ổn định như trước. Bán lại rất khó và giá rất rẻ, tính ra có thể tiền khắc phục còn lớn hơn tiền bán xe thu được.

Ô tô ngập nước bị hư hại, thiệt hại vô cùng lớn. Nếu để nước ngập đến nắp capo thì có thể xem như “đồ bỏ”.

Từ giữa tháng 9 đến nay, nhiều trận mưa lớn kéo dài đã khiến cho nhiều khu vực tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội chìm trong biển nước. Hàng loạt ô tô bị ngập nước.

Thiệt hại nặng nhất kể đến là 20 chiếc ô tô để trong tầng hầm của chung cư Green Hills (P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM) bị ngập sâu, trong đó phần lớn là xe tiền tỷ. Tại Hà Nội mới đây cũng đã có một số ô tô đỗ trong tầng hầm tòa chung cư bị ngập nước gần tới nóc.

ngập nước, thủy kích, động cơ, hệ thống, rủi ro, xử lý, thiệt hại, khắc phục, bán xe, ô tô, sửa chữa, ổn định, hoạt động, xe, nước.ngập-nước, thủy-kích, động-cơ, hệ -thống, rủi-ro, xử-lý, thiệt-hại, khắc-phục, bán-xe, ô-tô, sửa-chữa, ổn-định, hoạt-động.
Xe ngập nước trong hầm chung cư tại Hà Nội sau trận mưa lớn đêm 21/9/2015.
Xe bị ngập nước thiệt hại vô cùng lớn. Theo ông Hà Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty AnyCar, chuyên kinh doanh xe cũ, nếu xe đã bị ngập nước đến nắp capo thì có thể xem như “đồ bỏ”.

Nước đã đến nắp capo thì động cơ, hút gió cũng bị ngập. Khi đó, nước lọt vào trong các xy-lanh, thông qua hốc gió, hoặc hệ thống xả và nằm lại đó.

Cho dù xe có được mang đi xưởng để xử lý, nước đã được rút sạch ra khỏi xy-lanh, thì vẫn có nguy cơ xy-lanh “ngậm” nước, nổ máy vẫn có thể bị hiện tượng thủy kích. Nếu xe bị thủy kích thì nhẹ nhất cũng phải dỡ máy, thay tay biên và nặng là lốc máy vị vỡ, nứt thì phải thay động cơ.

Trường hợp không bị thủy kích, nhưng nguy cơ xy-lanh “ngậm” nước, cũng sẽ làm cho lòng xy-lanh có thể bị gỉ. Như vậy, động cơ sẽ "uống xăng như uống nước" và hoạt động không ổn định.

Ngoài động cơ, các bộ phận khác cũng thiệt hại vô cùng lớn. Nước sẽ phá hỏng hoặc gây trục trặc các bộ phận điện của xe. Hệ thống dây điện chạy quanh thân xe, các đầu nối sẽ bị nước thâm nhập, đặc biệt ở khu vực bệ trung tâm, để lại nhiều hậu quả sau này.

Xe ngập nước tại tầng hầm chung cư Green Hills đêm 15/9/2015.
Bệ trung tâm là khu vực chứa rất nhiều hệ thống điều khiển phức tạp như hộp số, hệ thống điều khiển đa năng thông minh, đàm thoại, túi khí,... khi bị ngập nước sẽ dẫn đến các hậu quả lâu dài như hoạt động trục trặc, tín hiệu không chính xác, dễ bị chập cháy.

Các bộ phận điều khiển bị ngập sớm nhất chính là những công tắc điều khiển ghế. Nước thâm nhập sẽ làm hỏng các mô-tơ, làm tê liệt bộ phận điều khiển ghế ngồi với xe có ghế ngồi điều chỉnh điện.

Cánh cửa xe bị ngập nước sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hệ thống loa và dây dẫn. Hệ thống chiếu sáng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cho dù có hút sạch nước và sấy khô, khả năng xảy ra các rủi ro sau này như đường dây bị chập cháy, hở, bị ăn mòn tại các tiếp điểm là khó tránh khỏi.

Với nhiều dòng xe, đặc biệt là xe Nhật, hệ thống điều khiển túi khí đặt ngay dưới sàn xe ở khu vực bệ trung tâm. Nước lọt vào có thể làm tê liệt hoạt động của hệ thống này. Túi khí sẽ không bung khi có va chạm, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nội thất 1 chiếc ô tô ngập nước bị tháo tung để sấy khô, trong trận "đại hồng thủy" năm 2008 tại Hà Nội.

Ngoài ra, hệ thống truyền động cũng bị ảnh hưởng, bị nước làm gỉ sét dẫn đến hoạt động thiếu ổn định. Cùng với đó toàn bộ nội thất như ghế xe, trần, các tấm ốp đều phải dỡ ra, tháo tung sấy khô, cái nào hỏng phải bỏ và thay mới...

Những xe này, sau khi khắc phục hoạt động không ổn định và tin cậy, bán rất khó, cho dù giá vô cùng rẻ, ông Tuấn cho biết. Theo ông Tuấn, thời gian qua 1 số xe ngập nước đến trung tâm kỹ thuật cả AnyCar tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để kiểm tra, đánh giá. Tùy từng trường hợp, mức độ nặng, nhẹ mà đánh giá thiệt hại. Nhưng nói chung, xe đã bị ngập nước, để nước tràn vào khoang hành khách thì thiệt hại nhẹ nhất cũng khoảng 30% giá trị, còn ngập nặng tới nắp capo như đã nói, thì coi như bỏ.

Theo ông Tuấn, xe cũ có 2 vấn đề luôn khiến người mua lo ngại, là bị ngập nước, thủy kích và bị tai nạn. Nếu không có kinh nghiệm, sẽ rất khó phát hiện. Vì vậy mua xe cũ, cần qua các trung tâm kỹ thuật, có đầy đủ các thiết bị kiểm tra loại trừ những nguyên nhân này.

Cách đẩy nổ khi xe bị yếu ắc quy

Khi đó,nhiều người chọn lựa phương pháp đẩy xe nổ máy. Nhìn chung phương pháp đẩy nổ không được các nhà sản xuất xe hơi hiện đại khuyên sử dụng. Biện pháp đẩy nổ khi xe chết máy chỉ nên áp dụng cho xe số sàn đời cũ, sử dụng bàn đạp ly hợp và không trợ lực lái. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp đẩy nổ cho xe số tự động vì nó hoàn toàn không có tác dụng và có thể làm hỏng bộ truyền động trên xe bạn.

Nếu xe của bạn là xe số sàn, chết máy giữa đường và không thể nổ máy trở lại do hết ắc-quy, thì đẩy nổ là cách có thể sử dụng.

Khi tham gia giao thông, có nhiều tình huống xe của bạn bị yếu hoặc chết acquy khiến xe chết máy giữa đường.

Một cảnh tượng khá bi hài khi xe bỗng dưng chết máy. 2 người phụ nữ trên xe phải xuống đẩy, người trong xe điền khiển xe vào vị trí an toàn chờ xử lý.

Cách thực hiện:

Trước tiên, để có thể áp dụng biện pháp đẩy, cần có người đẩy. Nếu đi một mình, bạn có thể kêu gọi người xung quanh giúp đỡ.

Bước 1: Bật công tắc nổ máy. Tắt hết các thiết bị dùng điện trong xe như đèn, gạt mưa, điều hòa, radio...Hạ kính để có thể dễ dàng thông báo với người đẩy phía sau.

Bước 2: Đạp côn, đưa cần số từ N về vị trí số 2.

Bước 3: Thông báo để những người giúp phía sau bắt đầu đẩy xe. Đẩy cho tới khi thấy xe chạy ở tốc độ khoảng 10-20 km/h.

Bước 4: Nhả côn

Từ từ nhả chân côn đồng thời nhanh chóng đạp nhẹ chân ga, không nên đạp sâu. Lúc này, nếu may mắn, xe sẽ nổ máy.

Bước 5: Lái xe

Khi phát hiện xe đã nổ máy, ga cao hơn một chút và lái xe một đoạn để động cơ hoạt động ổn định. Sau đó lái xe quay lại vị trí ban đầu để cảm ơn người đẩy xe giúp. Chú ý, ngay cả khi dừng xe lại lúc này cũng không nên tắt máy dừng động cơ, vẫn nên để động cơ nổ.

Lưu ý:

Như đã nói ở trên, đẩy xe nổ máy tuyệt đối không sử dụng cho xe số tự động, chỉ dùng cho xe số sàn sử dụng ly hợp. Nhìn chung, các xe hiện đại với thiết bị điện phức tạp, trợ lực lái điện, hệ thống xả có sử dụng bộ chuyển đổi xúc tác, nhà sản xuất khuyên không nên đẩy nổ xe.

Không nên tự đẩy xe nổ máy. Nhiều người cho rằng nếu xe đang xuôi một con đường hơi thoải dốc, có thể chọn cách thả trôi xe xuống dốc để tạo đà, nhảy lên xe, đạp côn, về số 2 và tiếp tục tận dụng quán tính chuyển động của xe để nhả côn mớm ga cho xe chạy, nhưng cách làm này cực kỳ nguy hiểm. Bạn có thể gây tai nạn cho chính mình và người xung quanh.

Cách tốt nhất là nên dự trữ sẵn trong xe một 1cặp dây điện chịu dòng cao 30-50 Ampe. Khi có hiện tượng hết điện, có thể nhờ xe khác hỗ trợ "câu điện" bằng cách đấu nối ắc-quy. Nếu không còn biên pháp nào khác, bạn nên nhờ người hỗ trợ đưa xe vào lề đường, đặt cảnh báo, và gọi cứu hộ.

Đỗ xe song song: Người lái “siêu” hơn hay là công nghệ tốt hơn?

Jonathon Libratore, 27 tuổi, nói với cảnh sát rằng anh đang sử dụng chức năng đỗ xe tự độ của chiêvs BMW 2013 thì nó tự tăng ga, chồm lên bãi cỏ và đâm vào chiếc xe đối diện.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống đỗ xe tự động ít va chạm hơn so với người tự lái là 81% và mức độ đỗ sát lề đường có thể lên tới 37%.

Khoảng 80% lái xe tự tin vào khả năng đỗ xe trong bãi của mình. Hầu hết họ nghĩ rằng mình đỗ khéo léo và cẩn thận hơn chức năng đỗ xe tự động.

Nhưng một nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng hệ thống đỗ xe tự động ít va chạm hơn so với người tự lái là 81% và mức độ đỗ sát lề đường có thể lên tới 37%.

Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Xe hơi Mỹ (AAA) cũng cho thấy cứ 10 người thì có 8 người tin vào khả năng đỗ xe song song của mình.

John Nielsen, Giám đốc điều hành bộ phận kỹ sư và sửa chữa của AAA cho biết: "Mặc dù nhiều tính năng như hỗ trợ đỗ xe tự động đang được tích hợp vào nhiều dòng xe mới nhưng người Mỹ lại rất ngần ngại khi sử dụng chúng. Trong đó, phần lớn tài xế Mỹ nói rằng họ không tin vào công nghệ đỗ xe tự động. AAA cũng đã chứng minh và thử nghiệm các tính năng này hoàn toàn có thể thực hiện tốt và khuyến khích người mua xe mới sử dụng."

Trong nghiên cứu của AAA, hiệp hội này đã làm một thử nghiệm khi để một vài tài xế tin vào khả năng lái xe của mình đỗ xe thi với 5 mẫu lái xe tự động.
Với công nghệ hỗ trợ đỗ xe đang trở thành tiêu chuẩn của nhiều mẫu xe mới, AAA đã cử "5 ứng cử viên" là 2015 Lincoln MKC, 2015 Mercedes-Benz ML400 4Matic, 2015 Cadillac CTS-V Sport, 2015 BMW i3 và 2015 Jeep Cherokee Limited.

Megan McKernan, Giám đốc của Câu lạc bộ Xe hơi thuộc Trung tâm nghiên cứu xe hơi Nam California, cho biết: "Công nghệ đỗ xe tự động của những mẫu xe này sử dụng cảm biến và cách tiếp cận kỹ thuật đỗ xe tự động khác nhau do nhiều nhà sản xuất cung cấp."

Mặc dù kết quả rõ ràng là vậy nhưng chỉ cơ 1 người lái xe trong 4 người tham gia tin vào công nghệ lái xe tự động.

AAA chỉ ra rằng nhiều xe sử dụng hệ thống tự động này đỗ xe đúng lề đường, giúp lốp và bánh xe tránh được nhiều vết xước.

Nielsen khẳng định: "Các lái xe thường đỗ xe cách phương tiện khác và lề đường từ 15-20cm khi đỗ xe song song. Trong khi đó, hệ thống tự động lại đỗ chỉ cách lề có 1,5cm. AAA khuyến cáo các nhà sản xuất xe hơi nên tăng khoảng cách này để ngăn các va chạm."

Tuy nhiên, hệ thống này không phải lúc nào cũng chính xác. Năm ngoái, một người đàn ông ở Florida đã phàn nàn rằng chức năng đỗ xe tự độ xe BMW của mình đã bị hỏng và tự đâm vào một chiếc xe khác.

BMW ngay lập tức đã biện hộ cho hệ thống này rằng nó được thiết kế để hỗ trợ tài xế đỗ xe song song chứ không phải để kiểm soát tốc độ xe.

Làm sao để sống sót khi bị tai nạn xe ô tô

Tai nạn là điều không ai mong muốn, nhưng luôn có nguy cơ xảy ra va chạm giao thông khi lưu thông trên đường. Do đó, là người lái xe, bạn phải biết chuẩn bị cho mình và người ngồi trên xe một số quy tắc bảo đảm an toàn cần thiết, một khi đã bước chân vào ô tô.

Các mẹo hữu dụng sau sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc bị thương nặng trong trường hợp xảy ra tai nạn xe hơi.

Một số mẹo sau sẽ giúp các bạn giữ cho bản thân an toàn hơn, nếu chẳng may có va chạm xảy ra.

Đi cạnh xe container, xe tải nặng thế nào để an toàn

Nước ta có đến gần 9.000 người chết vì tai nạn giao thông trong năm 2014, trong đó có nhiều vụ liên quan đến xe kích thước lớn, siêu trường, siêu trọng.

Kích thước đồ sộ, thân xe dài khiến xe container, xe tải nặng như một "hung thần" với xe máy và các ô tô nhỏ lưu thông bên cạnh. Vậy là thế nào để giữ an toàn khi đi cùng chuyến đường với những chiếc xe này?

Vụ tai nạn do một chiếc xe container mất lái tông liên tiếp vào các phương tiện đang dừng đèn đỏ ngày hôm qua 24/9 đã khiến nhiều người không khỏi rùng mình.

Chiếc container bất ngờ chuyển hướng với tốc độ cao đã lao vào đoàn xe máy đang chờ đèn đỏ. Được biết, 3 người đã bị thương và đưa đi cấp cứu, một số người khác quan sát tốt hơn đã nhanh chân chạy thoát trước khi xe lao đến.

Từ clip này, có thể thấy rõ mức độ nguy hiểm khi tham gia giao thông của xe máy hoặc ô tô nhỏ khi phải "đối đầu" với những gã khổng lồ như xe container, xe tải nặng và đầu kéo.

Do vậy, mỗi người tham gia giao thông trên đường dành cho nhiều loại xe, đặc biệt có xe tải nặng, xe đầu kéo, container cần trang bị một số hiểu biết và kỹ năng an toàn để bảo vệ bản thân.

Infographic bên dưới sẽ cung cấp cho bạn những điều cần lưu ý khi đi cạnh xe container, xe siêu trường, siêu trọng.

Hiểu đúng và bảo dưỡng xe tốt – không hề khó!

Cụ thể đó là mài mòn động cơ, tiếng ồn động cơ xuất hiện sau 20’ vận hành, phanh không ăn, vô lăng rung lắc… Hầu hết các “bệnh” này xảy đến khi người dùng sau một thời gian dài không bảo dưỡng hoặc bảo dưỡng không đúng định kỳ. Trong khi đó, kiến thức về quy trình bảo dưỡng cơ bản và đúng thì không phải ai cũng nắm rõ.

- Chiếc xế hộp vừa tậu được thời gian ngắn đã kêu rền và rung lắc dữ dội. Hãy kiểm nghiệm lại hai câu hỏi sau đây để xem bạn đã bảo dưỡng xe đúng cách chưa nhé! Vì bảo dưỡng định kì có tính quyết định khả năng vận hành của xe bạn.

Bạn đã kiểm tra gì mỗi khi bảo dưỡng?

Nếu câu trả lời của bạn là “tùy vào thợ máy” thì thật sự là bạn đã không quan tâm đủ.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là danh mục 10 thứ mà bạn nên kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo độ bền của xe:

1. Kiểm tra phanh xe/thắng xe (Kiểm tra dầu phanh và tình trạng hoạt động) - Kiểm tra rò rỉ trước khi vận hành, thay mới dầu thắng sau mỗi 2 năm (không theo ki-lô-mét)

2. Kiểm tra nước làm mát động cơ - Thay mới dung dịch làm mát 1-5 năm tùy theo loại dung dịch làm mát sử dụng và khuyến nghị của nhà sản xuất động cơ.

3. Kiểm tra dầu trợ lực lái. - Kiểm tra rò rỉ thường xuyên, thay mới khi dầu sậm màu hoặc biến đen.

4. Kiểm tra lốp xe, độ mòn và áp suất lốp xe - Kiểm tra ít nhất 1 tháng 1 lần hoặc trước những chuyến đi xa.

5. Kiểm tra dầu nhớt xe – 10,000km đối với loại nhớt đạt cấp chất lượng API SL cho điều kiện vận hành thông thường. Nếu xe thường xuyên được vận hành trong điều kiện khắc nghiệt (đường nhiều bụi, chạy xe trong thành phố đông đúc, chạy rồi dừng liên tục hoặc thường xuyên chạy xe ở đoạn đường dưới 5km,…) thì thời giant hay nhớt giảm đi 1 nửa, còn khoảng 5,000km.

6. Kiểm tra dây an toàn, hệ thống an toàn trên xe – Thường xuyên kiểm tra trong các đợt kiểm tra định kỳ của xe.

7. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, đèn pha - Thường xuyên kiểm tra trong các đợt kiểm tra định kỳ của xe.

8. Kiểm tra bình ắc quy - Thường xuyên kiểm tra trong các đợt kiểm tra định kỳ của xe.

9. Kiểm tra kính chắn gió, nước rửa kính và thanh gạt nước mưa - Thường xuyên kiểm tra trong các đợt kiểm tra định kỳ của xe.

10. Kiểm tra hệ thống điều hòa xe - Thường xuyên kiểm tra trong các đợt kiểm tra định kỳ của xe.

Trong số các hạng mục trên, thay nhớt đúng kì và sử dụng đúng nhớt đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ động cơ khỏi mài mòn. Có đến 75% mài mòn động cơ xảy ra từ khi khởi động. Nguyên nhân bởi khi xe không hoạt động, dầu nhớt thông thường sẽ không còn ở các bộ phận quan trọng như pít-tông, xi-lanh mà sẽ chảy xuống các-te.

Khi xe khởi động, lượng nhớt cần thiết này sẽ không có mặt ở các bộ phận của động cơ để bảo vệ ngay lập tức mà phải mất đến 20 phút để nhớt từ các-te được bơm lên, lan tỏa các bề mặt đang bị ma sát. Vì vậy, việc lựa chọn dầu nhớt chất lượng phù hợp sẽ phát huy tối đa tác dụng chống mài mòn động cơ.

Các loại dầu nhớt được sản xuất với công nghệ tiên tiến sẽ tăng cường khả năng bám chặt của dầu nhớt trên thành động cơ. Một ví dụ điển hình là công nghệ phân tử thông minh độc quyền có trong dầu nhớt xe ô tô Castrol MAGNATEC giúp bảo vệ ngay từ lúc bạn khởi động, giảm thiểu đáng kể sự mài mòn nhờ các các hạt phân tử thông minh MAGNATEC luôn bám chặt như nam châm, cung cấp một lớp bảo vệ tăng cường.

Các phân tử thông minh MAGNATEC giúp bảo vệ động cơ ngay từ khi khởi động.
Bảo trì xe thường xuyên dù là xe cũ hay mới, đều là việc cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho xe và người sử dụng. Mặc dù một số dòng xe mới có hệ thống cảnh báo khi trục trặc xảy ra, bạn vẫn phải thường xuyên kiểm tra các bước cơ bản vì đây là việc làm cần thiết mà không tốn quá nhiều thời gian.

Đóng băng, rung lắc, “nướng” xe: đó là cách test xe của hãng Ford

Thậm chí xe Ford còn phải chạy qua những con đường mòn sỏi đá tự nhiên để kiểm tra độ bền của sơn xe. Trong suốt 3 tháng liên tục, mỗi mẫu Ford đều phải đảm bảo trải qua thành công bài kiểm tra khả năng chống gỉ sét bằng việc xe được phun nước muối trong điều kiện độ ẩm phòng kín lên tới 95% tương đương với 10 năm bị bào mòn trên đường.

Tất cả xe của Ford đều phải vượt qua hơn 30 bài kiểm tra khắc nghiệt để đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất về tiêu chuẩn chất lượng trước khi đến tay khách hàng.

Đối với tất cả các hãng xe, thao tác kiểm tra, đánh giá độ bền của một mẫu xe mới trước khi bán hàng loạt trên thị trường là điều rất quan trọng. Từ trước khi ra khỏi dây chuyền sản xuất, chất lượng phụ tùng đều đã phải được kiểm tra, đánh giá. Sau khi hoàn thiện xe, chiếc xe tiếp tục trải qua khâu kiểm định chất lượng trong nhà máy. Sau đó, xe mẫu cần được đánh giá (Test) trên điều kiện thực tế để tìm ra ưu, nhược điểm cần hoàn thiện, trước khi đến với người tiêu dùng.

Hãng Ford vừa tung ra một clip về công tác đánh giá, kiểm tra độ bền của xe Ford, được thực hiện bởi các kỹ sư và chuyên gia thử xe của hãng.Tất cả xe Ford đều phải trải qua lần lượt từng bài kiểm tra chức năng, độ bền khác nhau, từ khả năng vận hành trong môi trường vùng cao với lượng oxy cực thấp cho tới số lần đóng-mở cửa xe  cho đến khi thấy được giấu hiệu mòn, hỏng.

Dưới đây là danh sách 30 bài kiểm tra độ bền của xe Ford:

1.    Kiểm tra lái trong điều kiện đường sỏi đá

Bài kiểm tra trên đường sỏi đá giúp đảm bảo xe Ford không bị bào mòn khi chạy trên đường sỏi đá văng, bụi bẩn không thể lọt vào bên trong xe.

2.    Kiểm tra lái trong điều kiện đường mòn

Các kỹ sư của Ford kiểm tra xe chạy trên những con đường mòn tự nhiên -  chưa được nâng cấp với mục đích đảm bảo mặt đường gồ ghề và sỏi đá không làm hỏng lớp sơn của xe.

3.    Kiểm tra lái trong điều kiện lên và xuống dốc

Tất cả các xe Ford đều phải trải qua bài kiểm tra “Dốc đứng sỏi đá” để chắc chắn rằng với người lái có thể vượt qua mọi con dốc trên mọi cung đường.

4.    Kiểm tra chống trượt bánh

Bài kiểm tra này giúp đánh giá chất lượng của phanh xe, đảm bảo người lái không phải lo lắng xe trượt bánh khi dừng đột ngột.

5.    Kiểm tra khí động học

Bài kiểm tra khả năng quay xe với tốc độ lên tới 100 km/h, giúp xe Ford bám chắc trên mặt đường trong tình huống người lái phải quay xe đột ngột

6.    Kiểm tra đi hình số 8 trên cát

Xe Ford được lái theo hình số 8 trên cát, giúp chắc chắn các bánh xe được phối hợp hiệu quả, tối thiểu khả năng trượt trên mọi bề mặt địa hình.

7.    Kiểm tra lội bùn

8.    Kiểm tra lội nước

Các bài kiểm tra Lội Nước đảm bảo xe Ford có thể vượt qua các khe nước sâu ngập bùn dễ dàng như khi đi qua những vũng nước nhỏ trên đường phố.

9.    Kiểm tra duy trì tốc độ

Tất cả các xe Ford đều phải vượt qua bài kiểm tra lái ở tốc độ cao, liên tục trong khoảng thời gian dài để đảm bảo rằng người lái luôn an tâm trong những chuyến đi đường dài.

10.    Kiểm tra với đường gồ ghề

Khung xe của Ford được thử sức trên những con đường gập ghềnh và gồ ghề để đảm bảo độ bền và khả năng lấy lại ổn định khi trải qua những cung đường xóc nhất.

11.    Kiểm tra va chạm với lề đường

Bài kiểm tra giúp đánh giá khả năng chống chịu của xe Ford khi va vào lề đường ở tốc độ lên tới 25km/h

12.    Kiểm tra phanh xe khi đi vào ổ gà

Bài kiểm tra phanh xe được tiến hành bằng cách cho xe Ford đột ngột đi qua các ổ gà, hố sâu, giúp đảm bảo trải nghiệm lái an toàn và trơn tru.

13.    Đường hầm gió - lạnh ( Tốc độ gió 250km/h )

14.    Đường hầm gió - nóng ( Tốc độ gió 250km/h )

Bài kiểm tra vận hành của xe Ford được thực hiện bởi các kỹ sư của hãng, đảm bảo xe vận hành tốt trong điều kiện khắc nghiệt với tốc độ gió lên tới 250km/h và nhiệt độ từ -40 tới 60 độ

15.    Kiểm tra tác động lực lên cửa xe

Các cửa xe Ford được mở và đóng khoảng 84.000 lần để đảm bảo sự chắc chắn và độ bền cùng năm tháng.

16.    Kiểm tác động lực lên thùng xe

17.    Kiểm Tra tác động lực lên nắp thùng xe

Thùng xe và nắp thùng xe của xe Ford được đóng và và mở liên tục với tương đương số lần khi được sử dụng trong 10 năm.

18.    Kiểm tra bào mòn

Bài kiểm tra được thực hiện bởi các kỹ sư của Ford, nhằm khẳng định khả năng chống ăn mòn bằng cách phun nước muối lên xe trong một phòng kín với độ ẩm cao. Bằng cách này khả năng chống bào mòn của mọi chiếc xe được nâng cấp.

19.    Kiểm tra khí thải

Các động cơ được kiểm tra để chắc chắn tất cả chức năng tuần hoàn khí thải ở mức độ đảm bảo sự tiêu thụ nhiên liệu của chiếc xe thân thiện với môi trường.

20.    Kiểm tra chạy thử Dyno

Khả năng vận hành của động cơ xe cũng được thử thách bằng các bài kiểm tra áp lực cực đại.

21.    Kiểm tra robot điều khiển xe ở tốc độ cao

Sử dụng một robot điều khiển tự động chân đạp phanh, cần gạt số và đề máy, bài kiểm tra mô phỏng một chuyến đi thực sự để đảm bảo sức chịu đựng, độ bền và hiệu suất hoạt động của chiếc xe.

22.    Kiểm tra độ ồn trong xe

Trong bài kiểm tra này, xe Ford được nâng lên bằng các trụ cao, chịu rung lắc mạnh nhưng vẫn đảm bảo không có tiếng ồn trong xe.

23.    Kiểm tra xoay vặn thân xe

Bài kiểm tra nhằm đảm bảo để đảm bảo hệ thống treo của xe đã đủ mạnh và có thể đối mặt với mọi khúc quay, rẽ.

24.    Kiểm tra lái trong điều kiện tuyết

25.    Kiểm tra lái trong điều kiện nhiệt độ cực thấp

26.    Kiểm tra lái trong điều kiện cát nóng

27.    Kiểm tra lái trong nhiệt độ rất cao

28.    Kiểm tra lái xe trên đường sỏi đá

29.    Kiểm tra lái xe trong điều kiện lội nước

Các bài kiểm tra này giúp đảm bảo xe Ford luôn giữ được hiệu suất tốt nhất bất kể trong điều kiện nhiệt độ, khí hậu khắc nghiệt hay ở các loại địa hình đa dạng khác nhau.

30.    Kiểm tra lái trong điều kiện vùng cao

Ford thậm chí đã đưa các xe lên độ cao 5.200 m để kiểm tra tình trạng của của động cơ trong điều kiện oxy thấp.

Volkswagen qua mặt giới chức Mỹ như thế nào?

Chính quyền Đức đã bày tỏ quan ngại: Vụ bê bối của Volkswagen có thể phá vỡ hình ảnh tốt đẹp của ngành xe hơi Đức. Thủ tướng Angela Merkel hôm 23-9 kêu gọi tập đoàn vốn là niềm hãnh diện của Đức, nên hoàn toàn minh bạch trong vụ này. Vượt ra ngoài tập đoàn Volkswagen, chính là hình ảnh “made in Germany” bị ảnh hưởng: đó là những sản phẩm chất lượng tốt và bền. Cho dù thường đắt tiền hơn các sản phẩm cạnh tranh, nhưng khách hàng trên toàn thế giới mua hàng Đức vì thường tốt hơn sản phẩm của các nước khác.

Vụ Volkswagen dùng phần mềm để đánh lừa các cơ quan kiểm định về khí thải là vô tiền khoáng hậu: 11 triệu chiếc xe trên toàn thế giới được tuồn ra thị trường trót lọt mặc dù không đạt tiêu chuẩn về chống ô nhiễm.

Theo thông báo của EPA, những chiếc xe sử dụng nhiên liệu diesel của Volkswagen sử dụng một phần mềm đặc biệt, cụ thể là một đoạn lệnh lập trình được cài sẵn vào bên trong hệ thống điều khiển điện giúp các xe này bật hết công suất hệ thống kiểm soát khí thải mỗi khi bị kiểm tra và tự động tắt đi khi xe chạy trong điều kiện bình thường.

Những chiếc xe được gắn “phần mềm lừa dối” trên sẽ phát thải cao hơn từ 10 đến 40 lần ngưỡng cho phép. Sự chênh lệch này bị phát hiện sau khi EPA tiến hành các bài kiểm tra thực tế về độ ô nhiễm của các mẫu xe chạy diesel và so sánh với kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là xe của Volkswagen không thân thiện như hãng đã quảng cáo, cũng không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường để được bán ra cho người tiêu dùng Mỹ.

Ken Westin - chuyên gia về bảo mật phần mềm xe hơi giải thích với tờ ABC News rằng, mức khí thải của xe hơi luôn được theo dõi bởi hệ thống chẩn đoán lỗi điện tử tự động (OBD) và những dòng lệnh mà Volkswagen sử dụng đã đánh lừa hệ thống này khi nó kiểm tra lưu lượng khí thải.

Chuyên gia này cho biết thêm: “Các hệ thống máy tính luôn có thể bị đánh lừa bởi những dòng lệnh giả, OBD không phải ngoại lệ. Nó giống như việc máy tính của bạn dính keylog hay trojan vậy, bề ngoài không có gì xảy ra nhưng máy tính lại đang gửi những thông tin quan trọng tới những đối tượng xấu”.

Hệ thống OBD đã có từ những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Ban đầu hệ thống này được sử dụng để kiểm tra, chẩn đoán tính năng công tác của động cơ. Khi vấn đề kiểm soát phát thải đối với xe cơ giới trở thành vấn đề lớn, người ta thấy rằng, nếu chỉ kiểm soát các chất độc hại có trong khí xả khi thử nghiệm phê duyệt kiểu xe hoặc khi xe vào kiểm tra định kỳ thì hoàn toàn chưa đủ và đôi khi là quá muộn. Vì vậy, phát thải của xe cần phải được kiểm soát, ngăn chặn ngay từ nguồn và trong suốt quá trình hoạt động, cụ thể là phải kiểm soát và loại trừ kịp thời được những trục trặc kỹ thuật của các bộ phận, thiết bị có liên quan trực tiếp tới việc phát sinh ra các chất độc hại có trong khí thải khi sử dụng xe.

Để thực hiện mục tiêu này, người ta đã nghiên cứu nâng cấp, hoàn thiện, mở rộng tính năng của hệ thống OBD cũ để có thể kiểm tra được các bộ phận, hệ thống liên quan tới việc phát thải của xe. Và hệ thống OBD hiện nay đã thoát ra khỏi chiếc áo chật hẹp ban đầu của mình để trở thành một công cụ không thể thiếu được trên các loại xe hiện đại ngày nay, đó là “Hệ thống kiểm soát khí thải”.

Theo EPA, để cạnh tranh giành thị phần tại thị trường Mỹ - thị trường xe hơi lớn nhất thế giới - Volkswagen dựa chủ yếu vào các dòng xe chạy diesel sạch và mạnh mẽ; năm ngoái hãng đã bán được 366.970 xe tại thị trường này. Nếu đầu tư cho các động cơ diesel đạt chuẩn về khí thải, Volkswagen sẽ phải tốn thêm rất nhiều chi phí nghiên cứu và sản xuất. Do vậy, một mã độc đánh lừa là cách làm dễ nhất.

Hậu quả khôn lường

Tuy nhiên, khi bị phát hiện thì hậu quả cũng khôn lường. Chỉ trong 2 ngày sau khi Volkswagen bị tố cáo gian lận, cổ phiếu của hãng này đã bị mất giá đến 35%, tương đương 25 tỉ euro, kéo theo nhiều cổ phiếu xe hơi khác bị sụt giá trên các thị trường chứng khoán châu Âu.

Vụ bê bối này đặt Volkswagen trước nguy cơ vấp phải sự tẩy chay của người tiêu dùng ở thị trường ôtô lớn thứ nhì thế giới cùng với đó là khả năng phải chịu án phạt lên tới 18 tỷ USD và có nguy cơ đối mặt với một cuộc điều tra hình sự, chưa kể chi phí thu hồi sản phẩm và án phí, dự kiến vào khoản 6,5 tỉ euro. Volkswagen phải rút khỏi thị trường tất cả các xe mới cũng như cũ, có lắp thiết bị che giấu việc phát thải khí độc. Như vậy lợi tức hàng năm của tập đoàn có doanh số 200 tỉ euro và 600.000 nhân viên sẽ bị giảm hẳn  trong năm nay. Doanh thu năm ngoái của Volkswagen đã vượt qua Toyota của Nhật, trở thành hãng xe hơi số 1 thế giới.

Hôm 23-9, Chủ tịch tập đoàn Martin Winterkorn đã đưa ra lời xin lỗi sâu sắc và hứa sẽ làm rõ vụ việc. Volkswagen thừa nhận, cuộc điều tra nội bộ cho thấy phần mềm gian lận cũng hiện diện trong các xe chạy bằng diesel khác của tập đoàn. Có nghĩa là không chỉ xe hơi hiệu VW hay Audi tại Mỹ, mà còn tại các nơi khác trên thế giới, với những nhãn hiệu khác như Skoda và Seat. Được biết Tập đoàn Volkswagen sở hữu 12 nhãn hiệu xe hơi, xe tải và môtô.

Phần mềm nhằm qua mặt các thử nghiệm chống ô nhiễm liên quan đến tất cả các động cơ diesel loại EA189, trang bị cho tổng cộng khoảng 11 triệu chiếc xe hơi trên thế giới. Số lượng này tương đương với số xe hơi được Volkswagen bán ra trong một năm.

Ngày 22-9, Hàn Quốc cho biết sẽ điều tra ba mẫu xe của Volkswagen đang được phân phối tại nước này. Hàn Quốc có tới 4-5 nghìn xe Jetta, Goft và Audi A3 của Volkswagen được sản xuất vào thời gian từ năm 2014 đến 2015. Không những thế, Ủy ban châu Âu cũng đã liên hệ với Volkswagen và Mỹ để xem xét có nên tiến hành tiến hành điều tra các xe hơi của Volkswagen ở châu Âu hay không. Hiện Pháp và Italia cũng đã mở cuộc điều tra với các dòng xe của Volkswagen.

Về phần mình, cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đang xem xét khả năng các tập đoàn xe hơi khác cũng lắp đặt thiết tương tự, cung cấp các thông số gây ô nhiễm gian dối, nhằm mục đích đề cao tính năng ưu việt của các sản phẩm của mình. EPA sẽ tiến hành kiểm tra trên quy mô lớn các loại xe hơi của những tập đoàn khác. Hiện các hãng xe hơi khác đều đang nằm yên thở khẽ.

Bạn có biết ý nghĩa của các thông số trên một bình dầu nhớt ô tô?

Chính các chỉ số này sẽ tiết lộ rằng bạn có đang sử dụng đúng loại nhớt cho động cơ xe của mình hay không.

Việc lựa chọn đúng chủng loại dầu nhớt là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chủ sở hữu xe ô- tô. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ý nghĩa của các chỉ số ghi trên bao bì

Cách vào và ra các nút giao thông ở trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cách vào và ra các nút giao thông trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bằng hình ảnh.

Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết

1. Nút giao đường tỉnh 353 (Km 95+500) – Hải Phòng

- Hướng vào nút giao:

Từ trung tâm Tp. Hải Phòng hoặc Đồ Sơn, các phương tiện đi theo đường Phạm Văn Đồng (đường tỉnh 353) gặp nút giao với đường cao tốc thì rẽ phải theo đường nhánh, đi qua trạm thu phí tuyến chính (lấy thẻ thu phí) để nhập vào đường cao tốc đi về hướng Hưng Yên, Hà Nội.

Lưu ý: Mũi tên đỏ trong hình chỉ hướng từ Hải Phòng đi về phía Hà Nội và mũi tên xanh trong hình chỉ hướng đi từ Đồ Sơn về phía Hà Nội.

- Hướng ra nút giao:

Các phương tiện đi trên đường cao tốc hướng từ Hà Nội đi Hải Phòng qua trạm thu phí tuyến chính tại Km 95+500, (trả phí) đi theo đường dẫn, gặp biển báo rẽ phải để đi Đồ Sơn; đi thẳng để vào Trung tâm Tp. Hải Phòng.

Lưu ý: Các phương tiện đi theo đường mũi tên màu da cam trong hình.

2. Nút giao quốc Lộ 10 (Km74+000) – Hải Phòng

- Hướng vào nút giao:

Các phương tiện đi trên Quốc lộ 10 theo hướng Quảng Ninh – Thái Bình hoặc ngược lại, gặp nút giao với đường cao tốc (thuộc Huyện An Lão) thì rẽ theo biển chỉ dẫn qua trạm thu phí (lấy thẻ thu phí) để nhập vào đường cao tốc, rẽ phải đi Hải Phòng, đi thẳng qua cầu vượt để đi Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương.

Lưu ý: Mũi tên đỏ trong hình chỉ hướng từ vào đường cao tốc cho các phương tiện từ Quảng Ninh và Thái Bình.

- Hướng ra nút giao:

Các phương tiện đi trên đường cao tốc theo hướng từ Hà Nội đi Hải Phòng hoặc ngược lại đến Km 74 gặp biển báo Lối ra Quốc lộ 10 thì rẽ phải theo đường nhánh qua trạm thu phí (trả phí) để ra khỏi đường cao tốc, rẽ trái đi quốc Lộ 5, Quảng Ninh, rẽ phải đi Thái Bình, Nam Định.

Lưu ý: Mũi tên màu xanh trong hình chỉ hướng từ Hà Nội hoặc Hải Phòng hướng ra khỏi đường cao tốc.

3. Nút giao quốc Lộ 38B (Km 49+600) – Hải Dương

- Hướng vào nút giao:

Từ Tp. Hải Dương các phương tiện đi theo Quốc lộ 38B khi gặp biển báo “lối vào đường cao tốc”, rẽ theo biển chỉ dẫn qua trạm thu phí (lấy thẻ thu phí) để nhập vào đường cao tốc rẽ phải đi Hải Phòng, đi thẳng qua cầu vượt để đi Hưng Yên, Hà Nội.

Lưu ý: Các phương tiện đi theo mũi tên màu đỏ trong hình.

- Hướng ra nút giao:

Các phương tiện đi trên đường cao tốc hướng từ Hải Phòng đi Hà Nội hoặc ngược lại đến Km 49 gặp biển báo Lối ra TP Hải Dương thì rẽ phải theo đường nhánh qua trạm thu phí (trả phí) ra khỏi đường cao tốc, đi theo biển chỉ dẫn, rẽ phải đi TP Hải Dương, rẽ trái đi Huyện Thanh Miện.

Lưu ý: Các phương tiện đi theo hướng mũi tên màu xanh trong hình.

4. Nút giao quốc Lộ 39 (Km 21+500) – Hưng Yên

Hướng vào nút giao: (mũi tên màu đỏ)

- Từ Hà Nội các phương tiện đi theo quốc lộ 5 đến địa phận Huyện Mỹ Hào rẽ phải vào quốc lộ 39 khoảng 14 km gặp biển báo “lối vào đường cao tốc”, rẽ trái theo đường dẫn qua trạm thu phí (lấy thẻ thu phí), rẽ phải để nhập vào đường cao tốc đi Hải Dương, Hải Phòng.

- Từ Tp. Hưng Yên các phương tiện đi theo quốc lộ 39 đến địa phận Huyện Yên Mỹ gặp biển báo “lối vào đường cao tốc”, rẽ phải theo đường dẫn qua trạm thu phí (lấy thẻ thu phí), để nhập vào đường cao tốc rẽ phải đi Hải Dương, Hải Phòng.

Lưu ý: Các phương tiện đi theo mũi tên màu đỏ trong hình.

- Hướng ra nút giao:

- Các phương tiện đi trên đường cao tốc hướng từ Hải Phòng đi Hà Nội đến Km 21 gặp biển báo hiệu Lối ra TP Hưng Yên thì rẽ phải theo đường nhánh qua trạm thu phí (trả phí) để ra khỏi đường cao tốc đi theo biển chỉ dẫn, rẽ trái đi TP Hưng Yên, rẽ phải đi Quốc Lộ 5, Hà Nội.

Lưu ý: Các phương tiện đi theo mũi tên màu xanh trong hình.

Đi quá chưa tới 5 km/h so với tốc độ quy định không bị phạt tiền

Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nếu chạy quá từ 5 km/h trở lên so với tốc độ quy định, người lái sẽ bị xử phạt hành chính. Như vậy, nếu chạy quá chưa đến 5 km/h so với tốc độ quy định, người lái vẫn vi phạm luật nhưng chỉ bị nhắc nhở.

Chạy quá tốc độ quy định là một hành động nguy hiểm và sẽ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt hành chính. Tuy nhiên, chạy quá bao nhiêu km/h so với tốc độ quy định mới bị phạt tiền là điều mà không phải ai cũng biết.

Ví dụ, nếu tốc độ quy định là 40 km/h, người lái chạy ở tốc độ 44,5 km/h thì không bị CSGT phạt tiền mà chỉ bị nhắc nhở. Tuy nhiên, nếu người lái chạy ở tốc độ từ 45 km/h trở lên thì sẽ phải nộp phạt.

Sau đây là các mức phạt chạy quá tốc độ theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP:

Đối với mô tô – xe máy:

- Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 Đồng nếu điều khiển xe chạy quá 5-10 km/h so với tốc độ quy định.

- Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 Đồng nếu điều khiển xe chạy quá 10 – 20 km/h so với tốc độ quy định.

- Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 Đồng nếu điều khiển xe chạy quá trên 20 km/h so với tốc độ quy định.

Đối với ô tô:

- Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 Đồng nếu điều khiển xe chạy quá từ 5 – 10 km/h so với tốc độ quy định.

- Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 Đồng nếu điều khiển xe chạy quá từ 10 – 20 km/h so với tốc độ quy định.

- Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 Đồng và giữ giấy phép lái xe 1 tháng nếu điều khiển xe chạy quá từ 20 – 35 km/h so với tốc độ quy định.

Nguyên tắc sống còn khi đi qua giao lộ

Giao lộ là nơi rất nguy hiểm cho những người tham gia giao thông trên đường. Mới đây nhất vụ tai nạn tông liên hoàn vào các xe đang dừng đèn đỏ tại giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Lương Bằng (quận 7- TP.HCM) trưa 24-9.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, giao lộ là những nơiluôn tiềm ẩn những nguy cơ gây tai nạn giao thông cao nhất.

Theo Autocar, để đảm bảo tính mạng cho bản thân và sự an toàn cho những người xung quanh người lái cần chú ý các kinh nghiệm sau.

Giảm tốc và liếc trái trước tiên

Hiển nhiên là bạn được đi khi đèn xanh nhưng hãy giảm tốc độ hoặc xuất phát thật từ từ nếu trước đó dừng đèn đỏ, liếc nhanh hướng bên trái trước, rồi liếc bên phải, rồi lại liếc bên trái một lần nữa, bởi nguy hiểm sẽ đến từ bên trái trước (với hệ thống giao thông đi bên phải).

Nếu giao lộ khuất tầm nhìn, thì tốc độ phải giảm tới mức lái xe có thể kịp phản ứng khi có xe chạy cắt ngang từ bên trái, rồi tiếp đến là bên phải. Tuyệt đối không đi qua giao lộ nếu chưa nhìn rõ hai hướng ở đường cắt ngang.

Quan sát và phán đoán xung quanh

Trong số những xe ở hướng đi ngược lại chuẩn bị qua giao lộ, rất có thể có những lái xe lơ đễnh quên bật xi-nhan hoặc có bật nhưng rất muộn (đặc biệt là xe hai bánh). Xe đi cùng chiều cũng vậy, họ có thể rẽ bất chợt trước mặt bạn mà không xi-nhan, thậm chí thực tế đã có trường hợp bật xi-nhan một bên nhưng lại rẽ bên kia.

Chính vì vậy, bạn cần phán đoán hành vi của họ qua ánh mắt, cử chỉ của đầu hoặc qua bánh trước chứ không nên quá tin vào đèn tín hiệu.

Quan sát tất cả làn đối diện khi rẽ trái

Cắt đầu một xe khác khi rẽ trái hoặc quay đầu là bạn đang tự đặt mình vào tình huống cực kỳ nguy hiểm.

Xe bị cắt đầu có thể nhường bạn và thắng kịp nhưng các xe đi ngay sau xe đó ở làn bên cạnh có thể sẽ không nhìn thấy bạn và ngược lại bạn cũng không thấy họ do chiếc xe bị bạn cắt đầu che khuất. Thường trong những tình huống này, khoảng cách di chuyển giữa các xe là rất ngắn, lại rất bất ngờ nên khả năng xảy ra va chạm rất cao.

Đặc biệt chú ý các điểm mù

Khi rẽ phải, tâm lý của nhiều lái xe là chủ quan do nghĩ rằng mình đã đi sát bên phải của làn ngoài cùng và bật xi-nhan từ trước đó. Trong khi đó, nhiều xe hai bánh đi bên cạnh sẽ không thấy ô tô bật đèn tín hiệu, đặc biệt là các dòng xe không tích hợp đèn xi-nhan trên gương ngoài, hoặc có thấy nhưng không kịp tránh.

Người lái ô tô thì nhiều khi chỉ liếc gương chiếu hậu mà quên mất rằng có những phương tiện khác đi ngay bên cạnh nhưng không nhìn thấy qua gương.

Nguyên tắc qua giao lộ an toàn cho xe ô tô
• Nguyên tắc thứ nhất: Cần phải giữ khoảng cách với những xe khác để phòng khi thắng gấp bạn có thể trở  tay lái kịp và đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác.
• Nguyên tắc thứ 2: Là không được chen lấn các xe khác.
• Nguyên tắc thứ 3: Cần đảm bảo là phải ưu tiên cho những xe được quyền ưu tiên theo luật giao thông đường bộ. Một số xe cơ giới có quyền ưu tiên, được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới, theo thứ tự ưu tiên, quyền ưu tiên dành cho xe chạy trên đường ưu tiên và trên đường chính bất kỳ từ hướng nào tới.
• Nguyên tắc thứ 4: Khi các xe đến đường giao nhau đồng cấp, cùng một lúc thì xe nào rẽ phải và bên phải không vướng sẽ được đi trước.
• Nguyên tắc thứ 5: Là với các xe đi cùng đoàn, cùng hướng thì khi xe đầu đoàn đã vào phần đường giao nhau, các xe cùng đoàn được ưu tiên bám theo nhau để qua đường giao nhau.

Mẹo tính nhanh khoảng cách an toàn khi tham gia về giao thông

Thông tư 13/2009/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có quy định về khoảng cách giữa các phương tiện khi tham gia giao thông được ban hành từ năm 2009 bao gồm "mẹo" tính nhanh khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.

Khoảng cách an toàn không những giúp cho bạn xử lý các tình huống khẩn cấp mà còn tạo ra sự an toàn cho các phương tiện cùng tham gia giao thông.

Sau vụ tai nạn trên cao tốc Trung Lương - Tp. Hồ Chí Minh khiến 5 người thương vong thì câu chuyện về khoảng cách an toàn giữa hai xe lại được nhắc lại như một việc làm hết sức cần thiết và có ảnh hưởng to lớn tới việc an toàn khi tham gia giao thông.

Giữ khoảng cách an toàn là tạo ra một môi trường giao thông an toàn.
Theo quy định của thông tư này:

“Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.”

Điều 12. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.

1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

- Tốc độ lưu hành 60 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 30 m.

- Tốc độ lưu hành trên 60 km/h đến 80 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 50 m.

- Tốc độ lưu hành trên 80 km/h đến 100 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m.

- Tốc độ lưu hành trên 100 km/h đến 120 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 90 m.

Ngoài ra khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo.

Tuy nhiên, nếu không nhớ được các quy định này, bạn có thể dùng mẹo tính nhanh khoảng cách cần giữ khi tham gia giao thông theo cách: "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.” Có nghĩa là nếu bạn đang lưu thông ở đường có biển báo cho phép vận hành ở tốc độ 80 km/h thì khoảng cách an toàn nên đặt ra là trên 80m so với xe phía trước.

Video trải nghiệm thực tế cao tốc ở Hà Nội - Hải Phòng

Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khởi công từ tháng 5/2008 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015 với tổng chiều dài là 105,5km, quy mô 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế là 120km/giờ. Bề rộng nền đường 33m, 54 cầu lớn nhỏ, 108 cống chui dân sinh, 9 nút giao liên thông khác mức.

Mặt đường tốt, đường vắng và giới hạn tốc độ cao giúp rút ngắn thời gian di chuyển cùng mức thu phí hợp lý là những ưu điểm không thể bỏ qua của cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Hôm 26/9/2015 vừa qua, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã thông xe thêm 52,5 km từ nút giao quốc lộ 39 đến thành phố hoa phượng đỏ. Với vận tốc tối đa 120 km/h, 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dân Việt Nam.

Đoạn video ghi lại những cảm nhận thực tế trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Qua trải nghiệm ban đầu, chúng tôi nhận thấy cao tốc hiện đại nhất Việt Nam có 4 ưu điểm nổi bật nhất, cụ thể:

- Mặt đường tốt, bằng phẳng, sử dụng thảm Asphalt Polymer và lớp tạo nhám trên bề mặt để đảm bảo độ bám đường cho các phương tiện giao thông.

- Đường mới nên vắng cộng với giới hạn tốc độ 120 km/h giúp các xe có thể di chuyển nhanh hơn, từ đó tiết kiệm thời gian. Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hải Phòng được rút ngắn từ 2,5 tiếng nếu đi quốc lộ 5 cũ xuống còn 1,5 tiếng.

- Hai bên đường chủ yếu là cánh đồng và đường gom, không đông đúc dân cư như quốc lộ 5 nên tránh được một số nguy cơ tai nạn.

- Mức thu phí hợp lý, chỉ từ 110.000 – 600.000 Đồng/xe. Mức thấp nhất là dành cho ô tô dưới 12 chỗ ngồi, xe tải trọng dưới 2 tấn và xe buýt vận tải công cộng. Trong khi đó, mức cao nhất dành cho xe tải trọng từ 18 tấn và xe container 40 feet.

Tất nhiên, nói đi phải nói lại, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng vì mới thông xe nên vẫn còn một số nhược điểm nhất định, bao gồm:

- Chưa có trạm xăng, quán ăn, trạm dừng chân.

- Một số đoạn nên có thêm đèn đường để đảm bảo an toàn khi các phương tiện lưu thông vào buổi tối.

- Nên có đội tuần tra để sớm phát hiện các xe bị hỏng và có phương án thông báo với người lái các phương tiện khác.

- Nên có bảng điện tử để cập nhật tình trạng giao thông cho các lái xe.

- Số điện thoại khẩn cấp không hoạt động với một số loại máy điện thoại di động.

Những vấn đề này có thể được giải quyết nhanh chóng trong tương lai gần.

Một số lưu ý cần nhớ khi lưu thông trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng:

- Một số loại điện thoại như BlackBerry và iPhone bản lock khó liên lạc được với số điện thoại khẩn cấp. Người tham gia giao thông nên mượn một chiếc điện thoại khác để gọi, đội cứu hộ sẽ nhanh chóng có mặt.

- Ở những đoạn đường vào nhỏ và hẹp, người tham gia giao thông nên đi từ từ để tránh tai nạn đáng tiếc.

Sáng 26/9, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã chính thức thông xe 52,5km đoạn Km 21+500 - Km 74+00 (đoạn từ nút giao Quốc lộ 39 (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đến nút giao Quốc lộ 10 (xã Quang Trung, huyện An Lão, TP Hải Phòng). Tổng số đoạn tuyến được đưa vào khai thác đến nay là hơn 75km, theo kế hoạch cuối năm nay sẽ thông xe toàn tuyến.

Tổng mức đầu tư tuyến cao tốc này là 45.487 tỉ đồng, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). Số vốn ban đầu được dự toán vào mức xấp xỉ 25.000 tỉ đồng.

Đèn giao thông nguy hiểm ở tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Lương Bằng

Theo đó, tại nút giao này, cả 2 đèn tín hiệu dành cho xe máy và xe container hiển thị cùng lúc. Khi đèn màu xanh được bật lên, các phương tiện xe máy vẫn được phép rẽ trái trực tiếp sang đường, thay vì rẽ phải để đảm bảo an toàn giao thông như các ngã tư khác. Việc cho phép xe máy rẽ trái tạo nên mối nguy hiểm rình rập cho các phương tiện 2 bánh do lưu lượng xe container, xe tải đi từ hướng Bình Chánh lên cầu vượt Nguyễn Văn Linh khá lớn.

Nút giao thông tại đại lộ Nguyễn Văn Linh (hướng từ Bình Chánh đi Tân Thuận) giao với Nguyễn Lương Bằng đang trở thành mối nguy hiểm rình rập cho các phương tiện xe máy.

Các phương tiện xe máy lưu thông trên tuyến Nguyễn Văn Linh (hướng từ Bình Chánh đi Tân Thuận) giao với Nguyễn Lương Bằng phải đối mặt những mối nguy hiểm rình rập do cách bố trí đèn giao thông bất hợp lý.

Nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Bùi Đằng Đoàn với biển báo cấm quẹo trái.
Có thể nói, cách bố trí đèn giao thông này khá bất cập so với các ngã tư gần đó. Ví dụ, cũng tại nút giao thông Nguyễn Văn Linh (hướng từ Tân Thuận đi Bình Chánh) với Nguyễn Lương Bằng, các phương tiện muốn đi hướng Nhà Bè hoặc đi cầu Phú Mỹ đều phải rẽ phải sang nút giao thông gần bệnh viện FV. Cách bố trí đèn giao thông này giúp các phương tiện lưu thông bằng xe máy tránh được những hiểm họa khi đi cùng đèn với xe container.

Biển báo cấm quẹo trái đối với tất cả phương tiện tham gia giao thông tại nút giao Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ.

Cũng trong tháng 9 vừa qua, trên các tuyến đường như Nguyễn Văn Linh (hướng từ quận 7 đi Bình Chánh) giao đường Nguyễn Hữu Thọ đã cắm biển cấm các phương tiện rẽ trái. Trong khi đó, ô tô bị cấm rẽ trái từ đường Huỳnh Tấn Phát vào Lưu Trọng Lưu nơi thường bị ách tắc giao thông do xe container thường xuyên ra vào cảng VICT.

Việc cấm rẽ trái giúp giao thông đỡ ùn tắc hơn trước và đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là xe máy.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

5 lầm tưởng phổ biến của người dùng xe ô tô

Những lầm tưởng mà người dùng ô tô vẫn truyền tai nhau bấy lâu nay.

Thay dầu sau mỗi 4.800 km hay khi dầu chuyển sang màu đen và vẫn có thể đi tiếp lúc kim xăng chỉ vạch E

1. Không nên mua xe lắp ráp vào thứ 2 hoặc thứ 6

Trong những năm ‘90, đa phần công nhân nhà máy lắp ráp ô tô tại đều là thành viên công đoàn. Công đoàn bảo vệ công nhân, mang đến cho họ những quyền lợi và điều kiện nhất định. Kết quả là một số nhà máy đã gặp tình trạng công nhân nghỉ việc nhiều hơn vào các ngày thứ 2 và thứ 6. Điều này vô hình chung khiến cho công chúng nhầm hiểu rằng, xe được lắp ráp vào ngày thứ 2 và thứ 6 có chất lượng không đảm bảo.

Trên thực tế, điều này không hề đúng. Người quản lý sẽ phải cân đối giữa việc thiếu hụt lao động và tỷ lệ sản xuất. Quan hệ giữa công đoàn và nhà máy cải thiện đã chấm dứt tình trạng công nhân nghỉ việc. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

2. Thay dầu sau mỗi 4.800 km

Trước đây, khi mới mua xe, khách hàng sẽ được thông báo lịch thay dầu định kỳ trong cuốn sổ tay hướng dẫn là 4.800 hoặc 3 tháng, tùy vào thói quen lái xe. Điều này khiến nhiều người dùng ô tô tin khoảng cách 4.800 km sẽ giữ cho động cơ khỏe và bền nhưng thực tế chỉ đúng một phần.

Thay dầu thực sự cần thiết cho việc duy trì hoạt động ổn định của động cơ nhưng bạn không cần phải làm điều đó sau mỗi 4.800 km nếu sử dụng dầu động cơ thông thường. Dầu động cơ không thuộc loại tổng hợp vẫn có tác dụng sau 4.800 km ở điều kiện lái xe bình thường. Sự thực là bạn chỉ cần thay dầu sau mỗi 8.000 km và hãy tính toán số tiền sẽ tiết kiệm được.

Nhiều nhà sản xuất ô tô đã đổi sang dầu động cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp với thời gian sử dụng lâu hơn. Hiện Porsche có mức thay dầu định kỳ là từ 16.093 -19.312 km, tùy từng mẫu xe. Nếu bạn đã từng tin vào điều trên, hãy thay đổi ngay hôm nay để tiết kiệm 600 USD tiền thay dầu trong suốt vòng đời của một chiếc xe.

3. Các đại lý luôn cố gắng lợi dụng khách hàng

Điều trên không còn đúng khi các công ty ô tô đều có những tiêu chuẩn cao hơn trước đây. Nguyên nhân là do các công ty ô tô đều hiểu rằng cách đối xử với khách hàng trong quá trình mua xe sẽ khiến họ quay lại đại lý một lần nữa để mua xe hoặc trung thành với nhãn hiệu.

Các nhà sản xuất ô tô thường có đội ngũ chăm sóc khách hàng, chịu trách nhiệm liên hệ với khách sau lần mua đầu tiên và các dịch vụ tiếp theo để đảm bảo chất lượng. Nếu đại lý đó được đánh giá cao thì số tiền mà họ nhận được thêm không hề nhỏ, thậm chí còn lớn hơn số tiền bán xe ban đầu.

4. Vẫn có thể đi tiếp khi kim xăng chỉ vạch E

Đa số mọi người đều biết “E” trên kim xăng có nghĩa là “Empty” hay “cạn nhiên liệu”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thật sai lầm khi cố chạy tiếp lúc kim xăng chạm vạch E. Theo lầm tưởng của một số người, khi kim xăng chạm vạch E, nhiên liệu dự trữ sẽ được sử dụng.

Nhiều mẫu xe hiện nay đã được trang bị chỉ báo “Distance to Empty” để cho người lái biết khoảng cách họ có thể đi thêm trước khi cạn nhiên liệu. Chỉ số này là công cụ ước lượng tốt nhất cho lái xe. Chính vì thế, nếu kim chỉ về vạch E, tốt nhất bạn hãy đổ thêm nhiên liệu và đừng nghĩ rằng mình có thể cố thêm chút nữa.

5. Cần thay dầu khi dầu động cơ chuyển màu đen

Dầu động cơ chuyển màu đen có nghĩa là dầu đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Công dụng của dầu động cơ là bôi trơn các bộ phận để loại bỏ cặn carbon độc hại lắng bên trong động cơ. Những cặn lắng này là sản phẩm của quá trình đốt cháy. Dầu động cơ chứa chất tẩy có nhiệm vụ làm sạch những cặn bẩn này. Chính vì vậy, dầu sẽ chuyển sang màu tối hơn, đa số là màu đen.

Công nghệ xe sang khóc bởi vì giao thông Việt Nam

Thông qua tìm hiểu trực tiếp, thì chỉ có các bãi đỗ xe khu đô thị, trung tâm thương mại mới có sự phân bố khoảng cách đỗ hợp lý. Còn lại, tại các điểm trông giữ qua đêm như ở gầm cầu vượt Xuân Thủy, Ngã Tư Sở, Trường Chinh đều có thể thấy hiện trạng dừng đỗ đúng như anh Thắng đã nói. Các xe thò thụt không đều nhau, giãn cách vô tội vạ.

 mềm, mút mềm và lau với lực vừa phải nếu bạn muốn bảo vệ nước sơn bóng loáng không tỳ vết cho chiếc xe của mình.Theo một số chủ salon ô tô cũng như tài xế, chuyện công nghệ hiện đại bị bỏ xó ở Việt Nam là hoàn toàn có thật.

Cộng đồng chơi xe, đặc biệt là các diễn đàn lớn về xe hơi, thường thấy những lời than phiền về việc các dòng xe nhập khẩu bị cắt giảm một số tính năng công nghệ. Cụ thể là với các dòng xe hạng như Toyota Camry, Lexus, Audi... nhiều người mua xe chia sẻ về việc mình không thể sở hữu một chiếc xe full-option. Tuy nhiên, theo nhiều chủ salon ở Hà Nội, nhiều tính năng gần như vô dụng ở Việt Nam.

Các chủ salon ô tô ở Hà Nội xác nhận rằng đúng là có những tính năng mà khi nhập khẩu về Việt Nam không được đầy đủ như phiên bản nước ngoài.

Ngoài lý do chính là giảm giá thành nhập khẩu xe, cân bằng lợi nhuận thì còn một nguyên nhân khác: bản thân công nghệ không phù hợp với điều kiện giao thông ở Việt Nam

Tính năng thường bị cắt giảm nhiều nhất mà các chủ salon chia sẻ là chức năng điều khiển ga tự động Cruise Control.

Điển hình của việc cắt giảm là phiên bản Việt của Toyota Camry LE. Chức năng cho phép nguời lái duy trì xe ở một tốc độ cố định, thường là 40 km/h, nói nôm na tài xế sẽ được quyền lười biếng trong thao tác đạp chân ga.

Ảnh minh họa bộ điều khiển Cruise Control.
Tuy nhiên, theo anh Hưng chủ showroom Hưng Việt Auto (số 68 Lê Văn Lương), thì tính năng Cruise Control lại không có đất dụng võ ở Việt Nam do tình trạng giao thông quá hỗn loạn.

"Đường phố Việt Nam nhiều ngã rẽ, xe cộ quá đông, trước sau sát sàn sạt nhau thì anh làm sao duy trì được một tốc độ?".

Chủ salon này cho biết thêm, ngay cả với điều kiện lý tưởng cho Cruise Control hoạt động như đường cao tốc, tài xế Việt cũng chưa chắc tận dụng hết ưu thế của mình chứ đừng nói là đường trong phố.

Cũng theo chủ anh Hưng thì còn một tính năng nữa thúc thủ trên đường phố Việt Nam là cửa số trời.

Mẫu xe điển hình bị cắt giảm là BMW-X5 bản 2010. "Nếu như ở nước ngoài thì đây là một tính năng bắt buộc phải có và được yêu thích, thì về Việt Nam lại không như thế vì ...bụi".

Tình trạng ô nhiễm khói bụi ở giao thông Việt Nam khiến cho việc sử dụng cửa số trời tự động trở thành thừa thãi.

Một tính năng khác là cảm biến đỗ tự động Parking Assistant. Trao đổi với phóng viên, anh Thắng chủ Salon ô tô Mạnh Thắng (99 Nguyễn Chánh Hà Nội) chia sẻ: “Các mẫu xe ô tô đời mới ra có những chiếc lắp đặt cảm biến cảm nhận chỗ để đậu xe, để phương tiện tự tiến tự lùi. Nhưng xe về Việt Nam thì không thể nào phát huy được tác dụng của loại công nghệ này, thành bằng thừa”.

Theo anh Thắng phân tích, việc đỗ xe ở các bãi độ Việt Nam không đi theo một quy trình nào. Xe nước ngoài khi đưa xe vào bãi đậu thường tuân thủ theo các vị trí quy định sẵn, với khoảng cách hợp lý.

Nhưng ở Việt Nam thì khác: xe đỗ dọc, xe đỗ ngang, khoảng cách không đều nhau khiến cảm biến lùi không thể tìm được vị trí thích hợp.

Thậm chí ở các bãi đỗ xe trên phố cổ, xe đỗ tùy tiện không theo hướng nào. Có nơi còn xen lẫn với xe máy, xe đạp. Rõ ràng với bố cục như thế này, cảm biến dừng đỗ chỉ có thể lắc đầu bó tay.

Ngoài những tính năng kể trên, còn rất nhiều những tính năng khác mà khi về Việt Nam không phát huy được hết tác dụng, cũng vì lý do không phù hợp điều kiện đường xá Việt Nam.

Ví dụ như ECB - kiểm soát phanh điện tử cũng gặp khó khăn với mật độ giao thông trên đường phố Việt Nam, hoặc cảnh báo làn đường Lane Keeping System cũng chịu thua trước tình trạng lấn làn, vượt bừa bãi.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Các bước thoát khỏi một chiếc xe đang bị chìm

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng nếu như bản thân mình cùng gia đình ở trong một chiếc xe và nó đang chìm dần thì mình sẽ thoát ra ngoài như thế nào hay chưa? Đừng để mình bị động trước bất kỳ tình huống nào của đời sống. 

Khi gặp sự cố xe hơi lao xuống nước, bạn cần giữ bình tĩnh và làm theo các bước sau để có thể thoát khỏi chiếc xe đang dần chìm xuống nước một cách an toàn.

Với 6 bước sau, bạn đã có những hiểu biết căn bản để thoát khỏi một chiếc xe đang chìm an toàn.

5 bệnh thường gặp cùng với cần gạt nước bạn nên biết

Kiểm tra bơm của ống xịt: Nếu như bạn có đầy bình nước xịt nhưng vẫn không thể xịt được kính chắn gió thì vấn đề có lẽ nằm ở hệ thống bơm. Lúc này, hãy mở mui xe và tìm chỗ đặt máy bơm ống xịt. Hãy nhờ một người bạn vào trong xe và ấn nút xịt nước. Nếu có tiếng ồn thì bơm còn hoạt động, nếu bơm im lặng nghĩa là chúng ta cần thay cái mới.

Cần gạt nước đảng đương nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc mang lại tầm nhìn tốt cho người lái xe, nhưng thường không được quan tâm đúng mức, cho đến khi nó gặp trục trặc cần sửa chữa.

Cần gạt nước có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo một tầm nhìn tốt cho người lái xe, đặc biệt khi trời mưa. Tuy nhiên, thiết bị này lại thường ít được người lái quan tâm đến, cho đến khi chúng gặp vấn đề hoặc hỏng hóc. Sau đây là cách “bắt bệnh” những lỗi thường gặp của cần gạt nước.

Gạt nước theo cả 2 hướng

Nếu như cần gạt nước đẩy nước theo cả 2 hướng thì có lẽ bạn đã mắc phải một trong những vấn đề sau:

- Lưỡi dao mòn

- Kính chắn gió hoặc cần gạt nước đã bẩn

- Nước rửa kính có vấn đề

Lúc này, bạn hãy sử dụng nước rửa kính mới, lau sạch kính chắn gió và lưỡi gạt trước khi thay lưỡi gạt mới. Để làm sạch lưỡi bạn, bạn chỉ cần lau chúng bằng giẻ sạch ẩm đã nhúng vào nước xà phòng ấm. Sau đó, lau các cạnh của cần gạt bằng cồn, điều này sẽ giúp làm giảm các vệt nước trên kính chăn gió.

Nước chỉ được gạt sạch theo 1 hướng

Gạt nước theo 1 hướng thường xảy ra khi thời tiết lạnh và bạn thường không thể can thiệp nhiều để khắc phục nhiều. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra khi trời nóng, điều đó có nghĩa là cần gạt nước của ô tô đã bị cũ và cứng hoặc có kích thước không phù hợp. Lúc này, bạn cần mua cần gạt nước mới.

Không lau sạch hạt nước

Về cơ bản, những giọt nước có thể dễ dàng bị gạt đi. Nhưng trong điều kiện nào đó, những hạt nước đó vẫn bám trên kính chắn gió và che khuất tầm nhìn của tài xế. Điều này thường xảy ra ở những nơi có mức độ ô nhiễm cao. Dư lượng chất thải và khói bụi bám trên kính chắn gió chính là nguyên nhân khiến cho các giọt nước bám chắc trên mảng kính. Đã tới lúc, bạn hãy làm sạch kính chắn gió của xe.

Tiếng động từ cần gạt nước

Tiếng động từ cần gạt nước trên kính chắn gió không chỉ gây khó chịu cho người cho xe mà nó còn có nghĩa là nó đang gạt nước không hiệu quả. Dễ dàng nhìn thấy có những vết bẩn bám trên lưỡi gạt. Có rất ít nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, thường do các mảng bám của sáp, dầu hoặc mỡ bám trên lưỡi gạt, khiến nó ma sát với mặt kính và gạt nước không hiệu quả, đồng thời gây tiếng kêu. Hãy lau sạch lưỡi gạt.

Nếu như tiếng động vẫn chưa hết thì có thể do một cần gạt nước bị cong. Để kiểm tra, hãy mang cần gạt nước để ở giữa kính chán gió. Những lưỡi gạt chuẩn sẽ áp sát cả cạnh vào kính chắn gió và cần gạt nước phải song song với kính. Nếu cần bị cong, hãy điều chỉnh lại.

Nước xịt ra không đủ, hoặc không xịt được nước rửa kính

Xịt nước và gạt lau kính thực sự rất hữu ích khi bạn đang đi xe mà kính lại bám quá nhiều bụi. Tuy nhiên, đôi khi thiết bị này gặp sự cố như không xịt ra nước, hoặc tia xịt không đạt độ cao và hướng như mong muốn. Khi đó, bạn cần:

Kiểm tra vết nứt trong bình nước: Trước tiên là kiểm tra bình đựng nước, sau đó là ống dẫn nước đến vòi xịt. Nếu không thể kiểm tra bằng mắt thường, bạn có thể dùng tay để sờ xem chỗ nào ướt. Nếu thực sự có vết nứt thì bạn nên thay bình nước mới.

Kiểm tra vòi phun vị tắc: Nếu tất cả các phương án trên đều không được thì bạn nên kiểm tra vòi phun xem có bị tắc không. Sử dụng tăm để chọc vào vòi.

Không nên dùng nước lã đổ và bình nước rửa kính

Khi nước rửa kính hết, nhiều người chọn cách sử dụng luôn nước lã đổ vào bình nước rửa kính, hoặc pha chút nước...rửa bát vào cho tiết kiệm. Thực tế, bạn không nên sử dụng biện pháp này,mà nên mua nước rửa kính chuyên dụng, sẽ giúp lau sạch kính, tránh rít cần gạt và mặt kính, tăng tuổi thọ cho cả kính và cần gạt nước.

Tuyến phố Hà Nội khiến người lái xe ô tô buộc phải vi phạm luật

Ngay cả tại ngã tư có đèn tín hiệu giao thông kẻ vạch liền, các xe dừng đỗ chờ đèn cũng đều phải đỗ lấn sang làn xe đi ngược chiều khiến các xe muốn rẽ từ Trần Hưng Đạo vào Phan Huy Chú đều phải cẩn trọng để tránh va chạm với các xe dừng chờ đèn đỏ.

Những đoạn đường nhỏ được tận dụng làm bãi để xe trên phố Phan Huy Chú, Hà Nội, đã vô tình trở thành điểm nóng về lỗi vi phạm giao thông của người lái ô tô.

Phan Huy Chú là một tuyến phố nhỏ cắt ngang Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo. Do không phải trục đường chính nên phần lòng đường của phố Phan Huy Chú được tận dụng để làm bãi gửi xe cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp ở xung quanh.

Ôtô đi qua phố Phan Huy Chú bắt buộc phải đè vạch sơn lấn sang làn đi ngược chiều để giữ khoảng cách an toàn với phần đường bị tận dụng làm bãi đỗ xe.

Điều này dẫn đến tình trạng vạch sơn kẻ phân chia hai chiều lưu thông trên phố Phan Huy Chú bị thu hẹp lại khiến các ô tô đi từ phía Lý Thường Kiệt về phía Trần Hưng Đạo bắt buộc phải lấn vạch kẻ đường sang làn ngược chiều. Phần đường dành cho xe lưu thông theo hướng này chỉ vừa đủ một chiếc xe ôtô con và khoảng cách từ xe đang đi với các xe đang dừng đỗ là rất rất gần.

Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn khi bất ngờ có ai đó mở cửa xe hoặc người đi bộ đột ngột băng qua đường sẽ bị khuất tầm nhìn. Ngoài ra, việc đè vạch sơn lấn sang làn đi ngược chiều cũng khiến phần đường bên kia bị thu hẹp và rất dễ xảy ra tai nạn.

Ngay cả đoạn kẻ vạch liền, xe ôtô đi từ Lý Thường Kiệt về Trần Hưng Đạo cũng khó có thể đi đúng phần đường của mình. Và giả x nếu xảy ra va chạm tại đây thì lỗi sẽ thuộc về xe oto màu đen.

Hiện nay, lực lượng chức năng chưa tiến hành xử lý vi phạm của người lái ô tô tại khu vực này. Tuy nhiên, mức phạt dành cho các lái xe ô tô khi đi lấn làn ở đoạn vạch đứt là từ 100.000-200.000 VNĐ theo điểm a, khoản 1, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP với lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Khi xe ô tô lấn làn ở đoạn vạch liền sẽ có mức phạt từ 800.000 -1.200.000 VNĐ theo điểm c, khoản 4, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP với lỗi "Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định".

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Sắp có lốp tự vá dành cho xe ô tô

Qua quá trình theo dõi, các nhà khoa học thấy vết cắt trên cao su tự vá sẽ dính liền với nhau sau 8 ngày. Nhiệt độ cao có thể đẩy nhanh quá trình tự vá của loại cao su mới. Ngoài ra, loại cao su tự vá sau khi liền lại còn chịu được áp suất lớn hơn gấp 20 lần so với loại thông thường.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu và phát triển một loại cao su tự vá có thể dùng cho lốp ô tô trong tương lai.

Lốp bị thủng là một trong những cơn ác mộng của người lái ô tô. Hiện vẫn chưa có giải pháp lâu dài và hiệu quả cho vấn đề này ngoài việc thường xuyên kiểm tra cũng như thay lốp mới cho ô tô. Ngay cả những loại lốp run-flat tốt nhất trên thị trường cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Nguyên nhân là vì lốp run-flat chỉ có thể cho phép ô tô của bạn chạy thêm một đoạn nữa để tìm garage sửa chữa.

Đứng trước thực trạng này, một nhóm các nhà khoa học đến từ Dresden, Đức, đã nghiên cứu và phát triển một loại cao su mới từ cao su butyl có thể tự vá. Cao su butyl được phát minh vào năm 1937 và thương mại hóa lần đầu tiên vào năm 1943. Đặc trưng cơ bản của cao su butyl là tính không thấm khí và chịu mỏi do uốn dẻo tốt.

Vấn đề của các loại lốp ô tô truyền thống là quá trình lưu hóa cao su. Về cơ bản, lưu hóa là quá trình gia nhiệt và cho cao su kết hợp với lưu huỳnh. Tác dụng của quá trình lưu hóa là giúp cao su bền và dẻo hơn. Tuy nhiên, quá trình lưu hóa lại khiến việc vá lốp chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn.

Đoạn video giới thiệu công trình nghiên cứu cao su tự vá của các nhà khoa học Đức.
Giải pháp của các nhà khoa học Đức là không dùng quá trình lưu hóa cao su. Thay vào đó, nhóm các nhà khoa học lại điều chỉnh cao su bằng chất hóa học sao cho vẫn duy trì độ bền và đàn hồi nhưng lại có khả năng tự vá nếu được để nguyên.

Tất nhiên, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đức mới chỉ dừng lại ở bước đầu. Nếu dự án này thành công, tương lai của lốp ô tô tự vá chắc chắn không còn xa.

Cháy xe đạp điện, có phải ắc-quy bị thiếu an toàn?

Lâu nay nhiều người vẫn cho rằng sử dụng xe điện nói chung có nhiều lợi ích đáng kể như bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế cháy nổ, giá cả hợp lý,.... Tuy nhiên, trong thời gian qua đã xuất hiện một vài vụ cháy xe đạp điện với nguyên nhân không rõ ràng đã khiến nhiều người lo ngại về tính an toàn của dòng xe này.

Khi mua và dùng xe đạp điện, bạn cần có kiến thức để biết cách sử dụng cũng như bảo quản ắc-quy/pin của xe một cách chính xác, tránh sự cố đáng tiếc.

Trước tiên cần phải hiểu rõ cơ cấu làm việc của xe điện bao gồm 2 phần: phần động cơ làm nhiệm vụ truyền động cho bánh xe để chiếc xe có thể đi được và phần ắc quy/pin làm nhiệm vụ cung cấp điện năng cho động cơ hoạt động. Và tất nhiên, trong trường hợp cháy nổ đối với xe điện thì nguyên nhân thường là do ắc quy hoặc pin của xe có vấn đề.

Ấc quy cho xe điện có nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất trên thị trường hiện nay là 2 loại chính, ắc-quy khô và cao cấp hơn là ắc-quy Lithium-ion.

Ắc quy khô thường được sử dụng trong xe điện hiện nay

Xe điện HKbike sử dụng pin Lithium-Ion
Mỗi loại pin hay ắc quy đều có những ưu nhược điểm riêng như đối với ắc quy khô thì có giá thành rẻ hơn, công nghệ đơn giản hơn nhưng trọng lượng và kích thước lại lớn hơn. Trong khi đó, pin Lithium-ion lại có thiết kế nhỏ gọn hơn, tuổi thọ sử dụng lâu hơn nhưng lại có giá thành sản xuất cao. Và tất nhiên, mỗi loại pin/ắc quy đều có những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cháy nổ.

Tuy nhiên, ắc-quy nào cũng có tuổi thọ sử dụng nhất định và cần thay mới khi đã xuống cấp. Khi sử dụng acquy xe điện, để đảm bảo an toàn, bạn cần biết cách sử dụng đúng. Trong những trường hợp sử dụng sai cách sau thì pin/ắc quy đều có thể nhanh xuống cấp, hỏng hóc, nếu không thay mới kịp thời, đó có thể là nguồn gây nổ dẫn đến cháy xe và mất an toàn cho người lái xe:

1. Xạc không đúng quy cách: Ắc quy/pin đều có quy cạch sạc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo độ bền và tính hiệu quả tối ưu khi sử dụng. Thông thường nhà sản xuất khuyến khích các chủ xe điện nên xạc khi pin/ắc quy gần hết; ngày xạc một lần qua đêm - từ 2-3 tháng có thể xả sạch pin/ắc quy để sạc đầy; sử dụng sạc chính thãng theo xe để đảm bảo dòng vào chuẩn và ổn định;.......

2. Bảo quản ắc quy/pin đúng cách: Không để pin/ắc quy ở nơi có nhiệt độ cao dễ gây cháy nổ và ảnh hưởng chất lượng; không làm va đập hoặc rung mạnh tác động vào pin/ắc quy; không để xe ở nơi ẩm ướt bởi hơi nước có thể gây hại tại ắc quy/pin.....

3. Trong trường hợp lâu không sử dụng xe điện thì nên sạc đầy bình rồi tháo rời ắc quy/pin ra để đảm bảo tuổi thọ cũng như độ bền của pin/ắc quy.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

20 tuyệt chiêu để “đánh bại” nhân viên bán xe ở trong cuộc chiến “mặc cả”

Nhiều người rất ngại phải mua xe ở các cửa hàng đại lý bởi các tư vấn viên hay nhân viên bán hàng cứ xúm quanh bạn và buộc bạn phải quyết định ngay. Với 20 bước dưới đây, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và không phải hối tiếc khi nghe theo lời của nhân viên tư vấn.

Với 20 “bí kíp” này, bạn sẽ không còn lo sẽ bị các nhân viên bán xe làm cho rối mù và quyết định ký đơn đặt cọc quá chóng vánh mà vẫn bị “hớ”.

20. Đứng giữa xe và nhân viên bán hàng

Mua xe cũng giống như trò chơi kiểm soát. Người gần đích sẽ có nhiều lợi thế thế. Bằng việc đứng giữa xe và nhân viên bán hàng, bạn sẽ giảm bớt ảnh hưởng của họ khi giới thiệu. Nếu nhân viên muốn chỉ cho bạn điều gì đó của xe, bạn hãy hỏi cái khác và hướng về phía xe.

19. Yêu cầu nhân viên ngừng viết

Một thủ thuật khác mà các nhân viên bán hàng thường làm là thêu dệt trong đầu khách hàng bằng những con số và hàng chữ. Nó khiến bạn cảm thấy bối rối và buộc bạn phải quyết định đồng ý để ngừng đau đầu. Hãy đi thẳng vào vấn đề và yêu cầu họ ngừng viết. Hãy nói trực tiếp với bạn.

18. Tự quyết định đường đi thử

Các nhân viên tư vấn thường gợi ý những đường đi thử có lợi cho bản thân mình. Vì vậy, lúc này hãy nói "Không, cảm ơn, tôi thích đi đường này."

17. Hiểu về sản phẩm muốn mua

Để có thể tranh luận với nhân viên tư vấn, bạn cũng cần có chút hiểu biết về sản phẩm mà mình muốn mua. Bởi những tư vấn viên sẽ nói những thứ bay bổng về chiếc xe đó để làm sao bán được hàng mà không cần biết bạn cần gì. Nếu như hiểu vể sản phẩm, bạn sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn.

16. Tìm hiểu những ưu đãi thực sự

Hãy tìm hiểu kỹ những ưu đãi mà cửa hàng giành cho bạn có thực sự đúng bản chất không. Thời gian bảo trì là trò lừa bịp nhiều nhất của các cửa hàng. Giá các gói chi phí cũng thường được tính vào giá xe. Đừng để những ưu đãi là một yếu tố quyết định nơi bạn mua xe.

15. Dành nhiều thời gian xem xét

"Thời gian là tiền bạc" luôn luôn đúng. Hãy mặc cả chiếc xe bạn muốn mua. Càng giữ được nhân viên bán hàng lâu, bạn càng có cơ hội nhận được giá tốt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đừng khiến họ chán nản mà từ bỏ bạn, để tập trung vào khách hàng khác.

14. Luôn hiểu được mình cần gì

Nếu bạn biết mình muốn màu nào và loại nào thì hãy luôn đi sát vấn đề chính. Nhân viên tư vấn sẽ làm mọi thứ để bạn chú ý sang mẫu xe mà giúp họ có nhiều tiền hơn. Đừng để họ làm vậy. Hãy thẳng thắn hướng vào thứ bạn muốn. Tiền là của bạn chứ không phải dành cho nhân viên bán hàng.

13. Vay tín dụng

Nếu bạn cần vay tiền mua xe hãy tới ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Các cơ quần này sẽ đưa khách hàng lãi xuất thấp hơn cửa hàng. Bạn sẽ phải trả mức phí cho xe thấp hơn mức trả góp của cửa hàng. Điều này giúp bạn tránh phải đau đầu mặc cả với tư vấn viên.

12. Đừng bị lừa bởi vẻ bề ngoài

Nhân viên bán hàng rất biết làm hình ảnh. Những bộ quần áo và trang sức đắt tiền luôn tạo nên sự tin tưởng và giàu có. Nhưng 10 người thì 9 người dùng đổ giả, nhưng nó khiến họ đáng tin hơn.

11. Đọc kỹ tờ quảng cáo

Hầu hết những mẫu xe mới đề có 2 tờ giới thiệu. Một tờ chi tiết giá cả và thông tin xe, một tờ phụ lục là chỗ để nhân viên tư vấn "moi tiền" của khách. Phụ lục luôn có những khoản phí và đóng thêm vô lý.

Nếu không cẩn thận, bạn sẽ phải đóng thêm những khoản rất "trên trời"
10. Thể hiện sự đồng cảm

Làm nhân viên tư vấn không hề dễ dàng bởi làm việc nhiều giờ, sếp khó chịu và thu nhập không ổn định. Hãy thể hiện sự đồng cảm và họ sẽ bỏ lớp áo giáp để chỉ cho bạn thấy những thông tin thực sự. Đừng lấy làm xấu hổ vì sự giả tạo bởi họ cũng đang cố làm điều đó với bạn thôi.

9. Không bao giờ cho số điện thoại

Nếu bạn cho nhân viên tư vấn số điện thoại, họ sẽ gọi điện tới khi nào bạn đổi số. Công việc của một nhân viên tư vấn là bán xe, cho dù có phải mất bao lâu đi nữa.

8. Nói chuyện bình tĩnh

Mua xe thực chất là một cuộc giao dịch. Những người dễ nóng giận sẽ không đạt được mục đích mình muốn. Mọi người sẽ dễ thương lượng hơn nếu bạn giữ bình tình. Thậm chí, im lặng là vũ khí tốt nhất.

7. Tránh xa những nhân viên bán hàng xuất sắc của tháng

Đây là những người được công ty đánh giá cao nhờ "đánh bại" nhiều khách hàng nhanh nhất có thể. Họ thực sự là những sát thủ đối với người mua xe.

6. Mua xe vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng

Mua sắm vào ngày cuối cùng của tháng là một trong những thủ thuật tốt nhất dành cho khách hàng. Lúc này những nhân viên bán hàng đang cố để đạt mục tiêu doanh số. Họ sẵn không tốn nhiều thời gian mặc cả và tìm mọi cách để tăng doanh số của mình. Thậm chí, mua sắm cuối năm còn có nhiều ưu đãi hơn nữa.

5. Cẩn thận với các Giám đốc tài chính

Giám đốc tài chính là vua của những thương vụ mua bán. Công việc của họ là lôi kéo bạn vào những khoản phí thu thêm như nâng hạn bảo hành, chống trộm, chóng mòn... mà xe của bạn không thực sự cần. Họ lợi dụng sự vui sướng của bạn khi mua xe để tiếp tục bán hàng.

4. Dẫn lời của một cửa hàng khác

Các cửa hàng luôn cạnh tranh nhau để trở thành nơi bán hàng tốt nhất.

3. Kiểm tra những người khác nói gì

Những lời truyền miệng là quảng cáo tốt nhất và tệ nhất. Những chia sẻ của người khác sẽ giúp bạn nhận định được mình muốn gì và giúp bạn tránh sai lầm.

2. Không để nhân viên bán hàng biết bạn đang rất cần mua xe

Đừng cho nhân viên bán hàng biết bạn định mua xe cho tới xe bạn nhận báo giá đầu tiên. Sau đó hãy cho họ biết bạn đang cân nhắc giá với bên khác.

1. Nói chuyện với Giám đốc bán hàng

Bạn có thể nhận được thêm nhiều ưu đãi và giảm giá nếu thương lượng với Giám đốc bán hàng bởi mọi hợp đồng bán hàng đều thông qua nhân vật này.

Mẹo bảo vệ “xế cưng” trước những trò chơi xấu ở trong lễ hội ma

Nếu sở hữu một chiếc xe đời mới, bạn có thể không cần quá lo lắng trước mối nguy này. Bởi vì, trong vòng 1 thập kỷ qua, các nhà sản xuất ô tô đã phát triển loại sơn có khả năng chống lại các tác động của a-xít có trong trứng hay bình xịt Silly String.

Không phải zoombie, xác ướp mà trứng, bình xịt Silly String hay bí ngô nát mới chính là những thứ bạn phải đề phòng nếu không muốn xế cưng của mình gặp rắc rối vào đêm Halloween.

Jim Policare, giám đốc Vinart Collision Center - trung tâm chuyên về ngoại thất xe hơi ở Allentown, Pennsylvania, cho biết lòng trắng trứng, bí ngô, phân chim, xác côn trùng và các chất có chứa a-xít có thể ăn mòn lớp sơn bề mặt của xe.

Dẫu vậy, “cẩn tắc vô áy náy”. Dù là xe đời mới hay xe cũ, bạn vẫn nên biết cách bảo vệ chiếc xe của mình trước những trò đùa tinh quái trong dịp lễ hội Halloween. Sau đây là một số gợi ý của các chuyên gia dành cho bạn.

Một cách ngụy trang xe cho ngày Halloween

Sơn phủ được đánh giá là phương pháp bảo vệ bề mặt sơn khá hiệu quả. Không chỉ để đối phó với lễ hội Halloween, lớp sơn phủ còn hỗ trợ xế hộp của bạn chống chọi với các tác động của môi trường, thời tiết khắc nghiệt, giúp cho bề mặt sơn luôn sáng bóng. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên thực hiện việc sơn phủ tại các cơ sở chuyên nghiệp.

Sử dụng bạt phủ xe

Trong đêm Halloween hay nhìn chung là các ngày lễ hội khác, hãy cho xe vào gara. Nếu bắt buộc phải đỗ xe ở ngoài, bạn nên sử dụng bạt phủ xe.

Xử lý nhanh vết bẩn

Trong trường hợp xế hộp của bạn trở thành nạn nhân của trò đùa ngày Halloween, xử lý vết bẩn càng nhanh càng tốt. Trước hết, lưu ý loại bỏ các vật cứng, sắc, nhọn có thể làm xước sơn xe như vỏ trứng, bùn đất, cát… Sau đó, rửa và lau chùi vết bẩn theo hướng dẫn của hãng sản xuất.

Luôn mang theo bình rửa

Bạn nên “thủ” sẵn một bình xịt nhỏ pha sẵn nước rửa xe chuyên dụng. Chỉ cần phun lên bề mặt vết bẩn, dùng khăn mềm lau nhẹ, các vết bẩn nhỏ sẽ dễ dàng bị đánh bay. Đối với các vết bẩn lớn và khó xử lý, bình xịt này cũng vẫn hữu dụng khi giúp trung hòa tính a-xít và giảm thiểu các tác động xấu của vết bẩn lên lớp sơn xe.

Dung dịch phá xước – đánh bóng

Trong trường hợp vết bẩn làm ảnh hưởng đến lớp sơn bề mặt, nhưng vẫn chưa tác động đến lớp sơn bên dưới, bạn có thể sử dụng dung dịch phá xước – đánh bóng. Dung dịch này chứa các chất mài mòn, giúp loại bỏ nhẹ nhàng lớp sơn bị xước, ố. Nếu lớp sơn bị tác động quá sâu, bạn không còn cách nào khác là phải sơn lại.

Làm gì để đánh xe ra nếu bị "kẹp đầu kẹp đuôi"?

Thông thường, các lái xe sẽ tìm cách liên lạc với chủ xe hoặc nhân viên bảo vệ bãi đỗ xe để đưa các xe khác ra, lấy khoảng không để có thể đánh lái quay đầu xe. Nhưng trong trường hợp không thể tìm thấy được sự trợ giúp từ người khác, các bạn có thể thực hiện kỹ thuật sau để đưa xe của mình ra khỏi bãi đỗ chật hẹp.

Trong tình huống đỗ xe bị chặn đầu chặn đuôi, các bác tài có thể thử phương pháp sau đây để có thể đánh xe ra khỏi vị trí đỗ xe.

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, việc tìm một chỗ đỗ xe đã khó nhưng có những khi đỗ xe rồi thì việc lấy được xe ra khỏi chỗ đỗ còn khó hơn bởi những người "hàng xóm" đỗ xe quá sát với đầu và đuôi xe của chúng ta. Vậy tronng những tình huống bị "kẹp đầu kẹp đuôi" như vậy, người lái xe sẽ phải làm gì để có thể thoát ra?

Vị trí đỗ xe "hiểm hóc" như này sẽ làm khó nhiều bác tài.

Kỹ thuật ra khỏi chuồng trong tình huống "kẹp đầu kẹp đuôi".
Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khá khó và đòi hỏi người lái xe phải thật bình tĩnh cũng như cảm giác chân ga chính xác nên các bạn cần phải luyện tập cẩn thận và cân nhắc khi sử dụng. Các bước thực hiện như sau:

1. Xác định chính xác khoảng cách từ đầu xe của bạn đến đuôi xe phía trước và góc quay của bánh xe sao cho đủ không gian để đầu xe có thể xoay ra ngoài mà không va chạm vào đuôi xe phía trước.

2. Đánh hết lái của xe sang phía mà bạn muốn thoát ra khỏi chỗ đỗ.

3. Đưa hộp số về cấp số thấp để tận dụng mô-men xoắn làm lực kéo cho xe.

4. Kéo phanh tay để khoá chết bánh sau, đồng thời đạp cả chân phanh

5. Điều phối lực ở chân ga để xe tạo ra sức kéo đủ lớn rồi nhanh chóng thả chân phanh, chiếc xe sẽ chuyển hướng theo hướng lái trong khi lốp sau bị khoá chết khiến chiếc xe không tiến về phía trước. Từ đó tạo được góc lái gần như vuông góc với chướng ngại vật phía trước, giúp xe thoát được góc chết.

6. Sau khi đầu xe đã thoát được góc chết thì giảm ga, hạ phanh tay, giữ nguyên vô-lăng để từ từ cho xe trôi dần ra khỏi vị trí đỗ.

Kỹ thuật này có thể hiểu đơn giản là một biến thể của kỹ thuật drift, cho phép người lái xe tận dụng được góc lái của xe cùng mô-men xoắn của xe để giúp đầu xe thoát khỏi góc chết. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý: Kỹ thuật này chỉ áp dụng với những xe có hệ thống dẫn động cầu trước và nên tập luyện kỹ cũng như cân nhắc khi áp dụng trong thực tế.

5 sai lầm thường gặp khi đi mua xe phân khối lớn

Bạn mê mệt các mẫu mô-tô thể thao. Thế nhưng, nếu thường xuyên di chuyển đường dài và xóc, hãy nghĩ đến một chiếc xe có tay lái và vị trí ngồi thoải mái, tiết kiệm nhiên liệu, có cốp rộng và giàn áo cao hơn.

Những tín đồ của mô-tô luôn luôn khao khát bổ sung những chú ngựa sắt mạnh mẽ vào bộ sưu tập của mình. Tuy nhiên, đôi khi, họ lại mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi quyết định tậu một chiến mã mới.

Mua xe không phù hợp với kỹ năng lái của bản thân

Đây là lỗi rất nhiều người mắc phải, nhất là những người lần đầu mua mô-tô. Đừng nghĩ rằng bạn điều khiển được chiếc Yamaha SR400 thì cũng sẽ dễ dàng thống trị được “mãnh thú” BMW R 1200R. Để thật sự hiểu và thuần hóa được một chiếc xe phân khối lớn không phải là điều dễ dàng. Nếu muốn làm chủ một “mãnh thú” thật sự, hãy tập cách điều khiển thành thục trước khi quyết định rước “em nó” về nhà.

Không lái thử

Bạn không thể biết được liệu chiếc mô-tô ấy có hợp với mình hay không bằng cách đọc catalogue và liếc nhìn các bức ảnh lung linh được chụp bởi các tay máy chuyên nghiệp. Lái thử là cách tốt nhất để đánh giá xem chiếc xe có đáp ứng được mong đợi của bạn không.

Thật tuyệt nếu người bạn của bạn sở hữu một chiếc xe bạn định mua. Hãy hỏi anh ấy cho bạn đi thử một vài vòng. Nếu không, bạn vẫn có thể yêu cầu người bán hàng cho bạn lái thử.

Khi lái thử, bạn nên để ý xem vị trí ngồi có khiến bạn thoải mái không? Cảm giác khi lái chiếc xe thế nào? Bạn có dễ dàng điều khiển và kiểm soát được chiếc xe không?

Không tham khảo kĩ các chủ xe

Hiện nay, có rất nhiều các diễn đàn ô tô xe máy trên mạng. Hãy đăng nhập và hỏi kinh nghiệm của những người đang sở hữu mẫu mô-tô mà bạn muốn mua. Họ sẽ chia sẻ cho bạn ưu điểm, nhược điểm cũng như các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng xe. Thậm chí, qua đó, bạn còn có thể phát hiện ra rằng chiếc Honda CB 1000R hóa ra lại chẳng hợp với mình chút nào.

Những thông tin này vô cùng quý giá và chắc chắn bạn sẽ không bao giờ đọc được nó trên tờ catalogue quảng cáo của hãng.

Mua chiếc xe vượt quá khả năng tài chính

Ban chưa giàu như Beckham, nên khi mua xe, hãy biết cân nhắc giữa ước mơ và thực tế
Đừng vì quá thích mà dốc hết hầu bao để tậu một chiếc xế cưng, để rồi sau đó phải bóp mồm bóp miệng trong chi tiêu. Bạn nên tính toán cẩn thận dựa trên thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng trước khi quyết định bỏ tiền mua xe.

Tiền bảo hiểm chiếc xe cũng phụ thuộc vào giá trị và loại xe. Một chiếc Honda Grom sẽ tốn ít tiền bảo hiểm hơn một chiếc Ninja H2.

Mua xe không đúng mục đích sử dụng

Một chiếc xe với yên xe bọc da trông sẽ rất ngầu. Nhưng nó cũng là thảm họa nếu bạn ngồi trên đó vài tiếng đồng hồ trong thời tiết nắng nóng.

Một chiếc xe phù hợp, đúng mục đích sử dụng sẽ giúp bạn nuôi dưỡng niềm đam mê mô-tô của mình. Đừng vì một phút bốc đồng mà đưa ra quyết định sai lầm.

Ứng dụng “nhìn thấu” ô tô Hyundai

Chỉ cần một cái chạm nhẹ vào màn hình máy tính, ứng dụng Hyundai’s Virtual Owners sẽ cho bạn biết cách thay thế bộ phận hỏng hóc nào đó trong hệ thống động cơ. Ngoài ra, thông qua việc nhận dạng màu sắc của các chi tiết máy, ứng dụng cũng sẽ cho chúng ta biết một cách tương đối chính xác rằng bộ phận nào còn tốt và bộ phận nào có dấu hiệu cần phải thay thế.

Ứng dụng có tên "Chủ xe Hyundai ảo” cho phép tài xế có được hình ảnh cụ thể về các bộ phận bên trong của một chiếc ôtô mà chỉ cần dùng một chiếc máy tính bảng.

Mới đây, Hyundai đã cho ra đời một phần mềm mới có thể cho phép người dùng có được cái nhìn chi tiết về từng bộ phận trong hệ thống động cơ của những chiếc xe ôtô do hãng này chế tạo. Điều thú vị ở đây là người sử dụng có thể có được hình ảnh cụ thể về các bộ phận bên trong của một chiếc ôtô mà chỉ cần một chiếc máy tính bảng.

Khái niệm “hình ảnh kỹ thuật trên không gian ảo” dường như vẫn còn là một khái niệm mới và tương đối trừu tượng với đa số những người sử dụng xe ôtô. Tuy nhiên trong thực tế, việc sử dụng công nghệ này lại đem lại những trải nghiệm vô cùng thú vị. Người sử dụng phương tiện chỉ cần cài đặt phần mềm ứng dụng Hyundai’s Virtual Owners trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng của mình, sau đó sử dụng tính năng quay camera, ứng dụng sẽ cho phép tiếp nhận hình ảnh và hiện thị thông tin chi tiết về các bộ phận do camera đem lại.

Đây là một tính năng đặc biệt hữu ích khi bạn đang ở trên một cuộc hành trình dài mà chiếc ôtô của bạn cần hỗ trợ dịch vụ. Điều đó cho phép bạn có thể nhận biết được tương đối chính xác các lỗi hỏng hóc động cơ thường gặp trong quá trình di chuyển để yêu cầu dịch vụ phù hợp.

Đối với các sản phẩm ôtô của Hyundai, hãng này đã hỗ trợ khách hàng cài đặt miễn phí ứng dụng Hyundai’s Virtual Owners, điều này giúp cho người sử dụng hạn chế tối đa việc bị “đánh lừa” trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng cơ bản phương tiện của mình.

Hyundai đã bắt đầu thử nghiệm ứng dụng này trên iPad và mẫu xe đầu tiên có thể áp dụng công nghệ này là Sonata 2015. Tuy nhiên Hyundai cũng cho biết họ sẽ đưa ứng dụng này vào nhiều mẫu xe khác do hãng này sản xuất trong thời gian tới.

5 ứng dụng hữu ích lái xe tại Việt Nam nên biết

Những phần mềm dưới đây sẽ giúp người lái xe ở nước ta yên tâm hơn khi tham gia giao thông trên đường.

Với một chiếc điện thoại iPhone chạy hệ điều hành iOS

1. Google Map

Giao diện của Google map.
Đây là một ứng dụng cơ bản của những ai sử dụng đang sử dụng điện thoại thông minh như iPhone. Về cơ bản, Google Map có tính năng hiển thị bản đồ của khu vực người lái xe đang đứng dựa trên định vị GPS. Bên cạnh đó, các lái xe có thể sử dụng Google Map để tìm kiếm các địa chỉ cần thiết như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí với thông tin được cập nhật liên tục. Bên cạnh đó, Google Map còn cho phép các lái xe có thể tìm kiếm đường đi trong trường hợp bị lạc.

2. Sygic

Ứng dụng Sygic với nhiều tính năng nổi trội hơn Google Map. Tuy nhiên người dùng phải mất tiền mua.
Về cơ bản, Sygic có tính năng khá giống với Google Map khi cũng làm nhiệm vụ hiển thị bản đồ và chỉ đường cho các lái xe. Tuy nhiên, Sygic lại có một vài điểm nổi bật hơn Google Map đó là cho phép người dùng có thể tải bản đồ của khu vực đang ở và sử dụng khi không có kết nối internet, bên cạnh đó Sygic còn có thể dẫn đường bằng giọng nói, hiện thị thời gian di chuyển và cảnh báo giới hạn tốc độ cũng như hiển thị tốc độ di chuyển của xe.

Ngoài ra, Sygic có khá nhiều tính năng hấp dẫn như biến iPhone thành màn hình HUD lên kính xe, biến iPhone thành camera hành trình hoặc biến iPhone thành bảng điều khiển giả lập hiển thị thông tin tốc độ xe, gia tốc,.... Tuy nhiên, những tính năng này đều phải mua từ kho ứng dụng của Sygic.

3. Goong

Phần mềm Goong cho phép các lái xe chia sẻ thông tin các điểm nóng giao thông.
Goong là một ứng dụng chia sẻ giữa các nhiều người dùng với nhau trên bản đồ của thành phố. Với một tài khoảng Goong, các lái xe có thể đánh dấu các vị trí cần lưu ý trên đường phố khi tham gia giao thông như cảnh báo tắc đường, cảnh báo đường cấm xe,....Với lợi thế chia sẻ thông tin trực tiếp giữa người dùng với nhau, Goong mang tính cập nhật cao hơn những phần mềm offline khác.

Tuy nhiên do không có một cơ quan nào đứng ra xác minh tính chính xác nên các thông tin cảnh báo của Goong sẽ dễ bị làm giả mạo hoặc dùng để gây nhiễu thông tin cho các lái xe. Một số hướng dẫn hoặc cảnh báo có thể không chính xác, tài xế nên chú ý cả biển báo trên đường mà mình đi vào, tránh quá lệ thuộc vào app rất dễ vi phạm luật giao thông.

4. iThông

Phần mềm tra cứu luật Giao thông Đường bộ cùng các chế tài xử phạt.
Đây là một phần mềm về luật Giao thông Đường bộ Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu của thư viên pháp luật. Với iThông, các lái xe có thể tra cứu nhanh các lỗi vi phạm của mình thông qua tính năng "search" để kiểm tra mức phạt dành cho lỗi của mình cũng như xác minh cụ thể lỗi mà mình vi phạm nằm tại điều nào, khoản mấy trong luật Giao thông Đường bộ Việt Nam.

5. iSymDVR

iSynDVR biến chiếc iPhone thành một camera hành trình thực thụ.
Nếu các bạn đi xe và không được trang bị camera hành trình thì iSymDVR là phần mềm sẽ biến chiếc điện thoại iPhone của các bạn thành một chiếc camera hành trình ghi lại những hình ảnh khi di chuyển trên đường với độ phân giải fullHD. KHông chỉ làm nhiệm vụ ghi hình, iSymDVR cũng dựa vào chip GPS để tính toán được tốc độ của lái xe và có cảnh báo quá tốc độ nếu lái xe cài đặt tốc độ giới hạn bên trong phần mềm. Ngoài ra, iSymDVR còn được tích hợp cả bản đồ để người lái xe có thể dễ dàng định vị được vị trí hiện thời của mình.

Nút bấm khởi động trên xe ô tô có thể giết chết bạn như thế nào

Trách nhiệm đặt lên vai của những nhà sản xuất ôtô hiện nay là việc thiết lập tính năng cảnh bảo tới người lái xe rằng chiếc xe vẫn đang trong quá trình sử dụng. Các tín hiệu cảnh bảo có thể bằng đèn hoặc tín hiệu âm thanh để cảnh báo rằng chiếc xe vẫn đang chạy khi người lái xe bước ra khỏi xe ôtô của mình.

Nút khởi động (Start/Stop) trên xe ôtô là một tính năng mới vốn trước kia chỉ được trang bị trên các dòng xe hạng sang đắt tiền và đang ngày trở nên phổ biến hơn trong vòng 10 năm trở lại đây.
Tính năng này cho phép người lái xe chỉ cần nhấn một nút để khởi động xe và khi bạn đã đến đích của bạn, nó cho phép người lái xe nhấn nút một lần nữa để tắt máy.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự tiến bộ nào của công nghệ cũng hoàn toàn hữu ích, bên cạnh sự tiện lợi mà tính năng mới này đem lại thì vẫn còn đó những mối nguy hiểm chết người mang tên “nút khởi động”.

Theo kết quả của một số nghiên cứu mới được công bố, ở Mỹ trong năm 2015 đã có 13 người chết mà nguyên nhân sâu xa có từ những chiếc xe ôtô sử dụng nút khởi động. Kết quả khám nghiệm tại hiện trường những vụ việc trên cho thấy, các nạn nhân đã quên không tắt máy sau khi đưa xe ôtô vào nhà xe và họ qua đời sau đó vài giờ vì ngộ độc khí carbon monoxide.

Những người may mắn sống sót sau khi phạm phải lỗi kỹ thuật này đã làm đơn kiếu nại đến Cục Quản lý An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) và nói rằng các hãng sản xuất xe ôtô cần phải làm điều gì đó nhiều hơn nữa để khắc phục mối đe dọa tiềm ẩn này.

Đa số những mẫu thiết kế xe ô tô thời gian gần đây đều được cải thiện để giảm thiểu tiếng ồn động cơ đến mức thấp nhất, đôi lúc thật khó khăn để biết rằng một chiếc xe có đang chạy hay không nếu chỉ quan sát bên ngoài.

Những nhà sản xuất ôtô cũng nghiên cứu khả năng có thể lắp đặt thêm các tính năng như một công tắc tắt máy tự động sau khi xe ôtô vẫn nổ máy trong vòng 15 phút mà không di chuyển hoặc trang bị bộ cảm biến khí carbon monoxide để cảnh báo cho chủ xe.

Tất cả những tính năng này sẽ chi phí khá nhiều tiền bạc và đôi khi không phải lúc nào cũng phát huy hết hiệu quả của nó. Người sử dụng xe cũng cần nâng cao hơn nữa ý thức tự bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình bằng cách chú ý hơn nữa tới việc tuân thủ những quy định về lái xe an toàn.