Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Để tiết kiệm chi phí sử dụng ô tô, lái xe cần lưu ý điều gì?

Trên mỗi hành trình, khi di chuyển trong nội đô, nơi đông người, hoặc dừng đèn đỏ người sử dụng không nên khởi động hoặc tắt máy quá nhiều, khi khởi động đề nổ nhiều khiến cho bộ đề của xe chóng bị hỏng và động cơ cũng kém hơn, để tránh tốn kém cho việc thay thế bộ đề của xe ô tô lái xe cần lưu ý điều này.

Ngoài việc tậu cho mình một chiếc xe hơi ưng ý, việc sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao mà không tốn quá nhiều chi phí cũng là vấn đề rất nhiều người tìm hiểu. Dưới đây là những lưu ý cơ bản giúp tiết kiệm chi phí sử dụng xe ô tô mời quý vị đón đọc.

Vận hành và sử dụng xe đúng quy trình

Bên cạnh đó, việc chạy xe ổn định đảm bảo điều hòa được chân ga và chân phanh, không tăng giảm ga đột ngột, thì đây là một cách giúp tiết kiệm nhiên liệu đáng kể. Ngoài ra, lái xe cần chạy xe đúng tốc độ, đi đúng làn đường, phần đường quy định, không phóng nhanh vượt ẩu để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người xung quanh.

Bảo dưỡng, chăm sóc xe đúng định kỳ để tránh hư hỏng vặt

Việc bảo dưỡng và chăm sóc xe là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới độ bền đến chiếc xe của mình. Tại Việt Nam, nhiều người sử dụng bỏ ra được một đống tiền để mua một chiếc xe, nhưng không muốn bỏ tiền ra để chi cho việc bảo dưỡng thì đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Có thể bớt được một khoản chi phí nhỏ cho việc bảo dưỡng định kỳ, nhưng sẽ dẫn tới việc bỏ ra một khoản lớn hơn gấp nhiều lần để thay thế chi phí sửa chữa khác. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bảo dưỡng và chăm sóc xe đúng định kỳ sẽ giúp chiếc xe luôn hoạt động trong tình trạng tốt và ít xảy ra hư hỏng nặng.

Cuối cùng, cần tạo một lịch ghi nhớ thời gian bảo dưỡng định kỳ, vệ sinh xe để đảm bảo được xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt cũng như việc tiết kiệm nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, người sử dụng luôn lựa chọn những trung tâm bảo dưỡng uy tín để đảm bảo được dịch vụ hoàn hảo và không tốn kém nhiều chi phí.

Sử dụng đúng nhiên liệu và phụ tùng thay thế đúng quy chuẩn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều trung tâm bảo dưỡng thay thế phụ tùng cho chiếc xe hơi của mình, việc lựa chọn địa điểm uy tín cũng là vấn đề nan giải. Nhiều trung tâm bảo dưỡng thay thế không đúng quy chuẩn, đổ nhầm dầu nhớt cho động cơ, tư vấn sai lệch cho người sử dụng.

Dầu cho động cơ cũng mang tầm quan trọng rất lớn đến với việc vận hành của chiếc xe. Dầu nhớt bôi trơn giúp động cơ hoạt động tốt hơn, đồng thời dầu nhớt còn làm giảm ma sát bên trong động cơ, làm cho động cơ tốn ít năng lượng hơn khi vận hành. Mỗi loại dầu khác nhau đều ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe, do đó, người sử dụng cần phải lựa chọn đúng loại phù hợp cho xe của mình, tránh tình trạng đổ nhầm, hoặc thiếu nhớt cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc vận hành của xe.

Ngoài ra, người dùng thường xuyên cần phải chú ý đến tình trạng lốp, lốp xe ảnh hưởng khá lớn đến việc vận hành của xe. Trong những trường hợp lốp bị mòn, lốp ăn phải đinh, bị hư hỏng, nứt vỡ, lái xe cần chú ý mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để sửa chữa và thay thế kịp thời.

Pha Đề-pa với lỗi kinh điển

Thông thường, khi mới học và thi bằng lái xe, bài "Đề-pa khởi hành ngang dốc" là bài thi khiến thí sinh lo lắng nhất vì độ khó cao và dễ thao tác sai, mất nhiều điểm. Bài thi này có ứng dụng rất quan trọng trong thực tế, bởi khi tham gia giao thông, có rất nhiều tình huống xe phải dừng hoặc chết máy giữa dốc và bạn phải khởi động lại, cho xe vượt dốc an toàn.

Đề-pa lên dốc là một trong những bài tập khiến người học lái xe cảm thấy đau đầu nhất và dễ thao tác sai.

Trong trường hợp ở video clip, một tay lái đã vào ga quá lớn khiến chiếc xe vù lên dốc rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, cửa xe trong tình trạng vẫn đang mở, người ngồi trong xe không thắt dây an toàn dẫn đến ngã bật ngửa. Nếu như đây thực sự là một tình huống giao thông trên đường đông đúc thì hậu quả không thể lường trước được.

Pha Đề-pa lỗi kinh điển khiến người ngồi trong xe bật ngửa.
Vậy đâu là cách khởi hành ngang dốc đúng cách?

Thông thường với xe số tự động, thao tác khá đơn giản. Bạn chỉ cần vào số D, chuyển từ chân phanh sang chân ga và ga đều lên dốc. Đối với những dốc cao hơn cần hãm phanh tay, bạn cũng thực hiện thao tác vào số D, đạp ga vừa đủ, hạ phanh tay xuống và tiếp tục vào ga, xe sẽ từ từ bò lên dốc.

Đối với xe số sàn, thao tác cơ bản bạn cần thực hiện như sau:

Bước 1: Kéo phanh tay, chân phải chúng ta sẽ giữ chân phanh để xe không trôi về sau.

Bước 2: Đạp côn, gài số 1, hạ phanh tay

Bước 3: Nhả chân côn ra thật chậm rãi và dò cho đến khi nào cảm nhận động cơ rung lên, xe muốn tiến về phía trước. Lúc này vòng tua máy chỉ khoảng 1000 rpm.

Bước 4: Giữ nguyên chân côn, nhả chân phanh ra từ từ để giữ xe tại vị trí đứng yên bằng chính chân côn, xe sẽ từ từ chuyển động lên. Chân phải có thể mớm thêm chút ga để xe tiến về phía trước.

Trường hợp dốc cao hơn, bạn sẽ không hạ phanh tay từ đầu, mà giữ phanh tay ở vị trí khóa bánh xe, giữ chân phanh.

Bước 2: Đạp côn, gài số 1

Bước 3: Rà chân côn từ từ đến khi côn bám, giữ chân ga sao cho vòng tua máy rơi vào khoảng 1500-2000 vòng.

Bước 4: Nhả phanh tay đồng thời kết hợp thả chân côn ra từ từ, xe sẽ lên dốc.

Trong tất cả các trường hợp, điều quan trọng là bạn phải bình tĩnh, thao tác cẩn trọng và chắc chắn, lắng nghe tiếng máy và quan sát vòng tua máy. Không bao giờ cắt côn đột ngột hoặc ga thốc, rất nguy hiểm.

Chúc các bạn lái xe an toàn.

Cảnh báo thói quen "chết người" khi đi xe máy đổ ở đèo Tam Đảo

Tam Đảo là địa điểm du lịch được nhiều bạn trẻ ưa thích bởi khoảng cách không quá xa Hà Nội, giá rẻ và khung cảnh, khí hậu đẹp. Tuy nhiên, hiện tượng chạy xe tay ga và tắt máy lao dốc của những “phượt thủ” không chuyên đã dẫn tới những tai nạn đáng tiếc, thậm chí là bỏ mạng.

Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra trên cung đường đèo lên Tam Đảo do tắt máy thả trôi hoặc chạy xe tay ga.

Vì sao tắt máy đổ dốc dễ gây tai nạn?

Đường lên Tam Đảo dốc và quanh co sẽ là thử thách lớn với những ai chưa có kinh nghiệm đi phượt. Chính vì thiếu kiến thức cơ bản mà nhiều bạn trẻ thích tắt máy đổ đèo. Do đường dốc, khúc khuỷu nên xe tăng tốc rất nhanh khiến người điều khiển phương tiện mất kiểm soát.

Tai nạn do lao dốc quá nhanh trên đường Tam Đảo
Nếu tắt máy xuống dốc, xe chỉ còn cách hãm tốc bằng phanh. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều sẽ khiến má phanh nóng và mất dần độ bám rất nguy hiểm. Bình thường, phanh bằng động cơ là  giải pháp hữu hiệu cho cung đường đèo, nhưng tắt máy thì số không còn tác dụng.

Cảnh báo tình trạng nguy hiểm

Các tai nạn liên tiếp xảy ra, dù nhiều diễn đàn đã đăng tải những hình ảnh thương tâm về đổ đèo Tam Đảo để cảnh báo mọi người. Trước tình trạng nguy hiểm có chiều hướng gia tăng, một nhóm phượt thủ đã chủ động cắm những tấm biển với nội dung “Cảnh báo, xe máy tắt máy thả trôi là tai nạn” ở khắp các vị trí đổ đèo nguy hiểm trên cung đường lên Tam Đảo.

Đó là nhóm Ẩm Trại gồm 7-8 người có chung đam mê xe đạp đường trường tại Hà Nội. Các thành viên đã ngồi lại và cùng nhau đưa ra hành động nhằm giúp xã hội giảm thiểu những tai nạn thương tâm, đặc biệt về tình trạng “thả phanh đổ dốc” của khách du lịch thiếu kinh nghiệm.

Những lưu ý khi đi phượt Tam Đảo và các cung đường dốc bằng xe máy

Chạy xe máy lên Tam Đảo vừa rẻ lại mang tới cảm giác thoải mái, phấn khích cho các bạn trẻ, đặc biệt khi đổ đèo, lượn qua chỗ quanh co. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị tốt về phương tiện và kỹ thuật đi xe đường trường sẽ là một sai lầm đáng tiếc.

Chuẩn bị xe máy trước chuyến đi

- Cần mang xe đi kiểm tra trước mỗi chuyến đi để giảm khả năng hỏng hóc dọc đường ở mức thấp nhất.

- Mang theo một số dụng cụ để sửa các lỗi đơn giản về xe. Đổ đầy xăng và dầu nhớt.

Kinh nghiệm chạy xe máy trên đường phượt Tam Đảo

- Nguyên tắc: Lên già-xuống non. Nghĩa là khi leo lên dốc thì tăng số muộn hơn còn khi đổ đèo thì về số sớm hơn.

- Không rà phanh liên tục vì làm như vậy sẽ khiến má phanh nhanh nóng, dẫn tới mất ma sát có thể cháy may-ơ và làm giảm tác dụng của phanh. Phượt thủ phải dùng số kết hợp với phanh để tạo hiệu quả tốt nhất. Nhưng cũng cần lưu ý là tránh phanh gấp, đặc biệt lúc đang vào góc nghiêng.

- Tuyệt đối không tắt máy đổ đèo, tập trung cao độ trong lúc di chuyển.

- Nếu đi xe tay ga, bạn có thể sử dụng .

Xem một ca "giải phẫu" xe Lexus RX400h hybrid bị thủy kích

Các kỹ thuật viên ái ngại nhìn đống sắt thép vỡ vụn trong động cơ, mặc dù tay biên thứ 6 chỉ bị cong! Chỉ riêng khắc phục và thay thế các chi tiết cơ khí, chủ xe sẽ phải chi khoảng 60 triệu đồng; các hư hại khác phát sinh với hệ thống điều khiển điện tử của xe chưa được kiểm tra, có thể lên tới 200 triệu đồng, theo lời một chuyên gia bản hãng

Hãy xem ca "mổ" chiếc Lexus RX400h để thấy thủy kích đã “giết” một chiếc xe tiền tỉ như thế nào!

Đây là một chiếc Lexus RX400h hybrid gặp thủy kích trong trận lụt lịch sử 2008. Sự kiện đã cũ, nhưng tính thời sự của nó thì vẫn còn mới nguyên. Trận mưa lớn và ngập lụt sáng hôm nay ở Hà Nội và nhiều ngày trước ở Tp. Hồ Chí Minh khiến rất nhiều xe chôn chân trong dòng nước lạnh. Các "tài xe" cũng hiểu rõ, không nên đùa với nước ngập, và không nên đùa với "thủy kích", dù chiếc xe bạn đang đi có đắt tiền và công nghệ cao đến đâu.

Sau đây là chi tiết một "ca khám bệnh" cho chiếc Lexus RX400h hybrid bị thủy kích để bạn đọc có thể hình dung tường tận, từ trong ra ngoài.

Thông thường khi nhẹ tải, RX400h chỉ chạy động cơ điện; khi tải nặng hoặc cần gia tăng tốc độ hay lực kéo, động cơ xăng V6 3,3L tự khởi động và "vào cuộc" - xe không có nút đề. Do vậy người lái không thể can thiệp vào thời điểm khởi động động cơ ngay cả khi ý thức được sự nguy hiểm của thủy kích khi xe lội nước.

Chiếc RX400h này đã “chết” như vậy: xe lội nước cao với động cơ điện, sức cản nước lớn, động cơ xăng khởi động; nước lọt vào xy-lanh, máy không nổ; hệ thống tiếp tục khởi động! Thủy kích, hỏng động cơ!

Chuẩn bị cho “ca mổ”

Mô-tơ điện, hộp số và các chi tiết khác được tách khỏi động cơ xăng

Tháo mặt máy và đáy các-te

“Ca này có vẻ nặng!”, lời một kỹ thuật viên

Chủ xe hồi hộp chờ “thày phán bệnh”!

Kỹ thuật viên kiểm tra thấy nhiều nước trong xy-lanh

Và dấu hiệu của vỡ xy-lanh

Tháo và kiểm tra tay biên đầu tiên

Không còn nghi ngờ gì nữa, tay biên đầu tiên gẫy đã đâm thủng lốc máy!

Và vỡ cả mặt đáy bắt các-te

Quả piston và tay biên đầu tiên vỡ nát

...và 4 quả sau cùng chung số phận!

Một lần nữa, xin đừng chủ quan! Xe của bạn không được thiết kế để lội nước, ngay cả “ông lớn việt dã” Lexus LX570 này cũng đã phải "gục ngã" trước sức mạnh tàn phá của thủy kích!

Mazda tham vọng tiết kiệm nhiên liệu hơn 30% với động cơ Skyactive năm 2020

Hiện tại, Toyota đang cung cấp Hệ thống Hybrid Synergy Drive cho mẫu Mazda 3 Nhật Bản, khá tương tự như công nghệ đang sử dụng trên mẫu Toyota Prius nhưng động cơ đốt trong lại là của riêng Mazda.

Hybrid không phải là hướng đi của Mazda. Hãng kỳ vọng cắt giảm thêm 30% nhiên liệu tiêu thụ nhờ cải tiến công nghệ Skyactive cho tới năm 2020.

Ông Jeff Guyton, Tổng giám đốc Mazda Châu Âu công bố với báo giới rằng đối với Mazda, chuyển sang sử dụng công nghệ hybrid không phải là mục tiêu của hãng trong tương lai gần. Mazda hi vọng có thể cải tiến công nghệ trên động cơ xăng Skyactive của hãng và đạt được con số tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng hơn nữa.

Ông cũng tiết lộ thế hệ động cơ Skyactive mới của Mazda đang có những phản hồi rất tích cực trong khâu thử nghiệm. "Tôi đã trải nghiệm thử động cơ thế hệ mới, nó sẽ đáp ứng tất cả những gì bạn mong đợi về một động cơ mạnh mẽ nhưng vẫn rất mượt mà". Ông cho biết thêm, động cơ mới sẽ gia tăng công suất so với các mẫu hiện tại, không cần phải kết hợp cùng với hệ truyền động nhiều cấp số đắt tiền và tương thích hoàn toàn với hộ số 6 cấp tiêu chuẩn hiện nay.

"Động cơ thông thường rất lãng phí về nhiệt, chúng tôi sẽ cải thiện điều đó thay vì tăng thêm khối lượng hay sức mạnh." Như vậy, động cơ mới trên Mazda sẽ có hiệu suất làm việc tốt hơn nhiều.

Mazda đang tập trung vào động cơ xoay và thậm chí đã lập một đội kỹ thuật riêng chỉ để giải quyết vấn đề phát triển loại động cơ này.

Thêm vào đó, cần phải nhấn mạnh rằng mối hợp tác Toyota - Mazda sẽ trở lại vào tháng 5 năm nay, trong đó Toyota cung cấp công nghệ về pin nhiên liệu và công nghệ hybrid cho Mazda. Về phía mình, Mazda sẽ chuyển giao bí kíp công nghệ của công nghệ động cơ xăng và diesel Skyactive cho Toyota.

Tất nhiên, xu thế hybrid hóa để đáp ứng các nhu cầu về tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường và thậm chí tăng khả năng vận hành là không thể tránh khỏi. Rất nhiều hãng xe lớn đã bước vào xu thế này, trong đó có Mercedes, Renault, Volvo, BMW và Porsche. Mazda chắc chắn không thể nằm ngoài xu thế này, nhưng cách tiếp cận của Mazda như thế nào lại là một câu chuyện khác.

Xe ô tô ngập nước coi như "đồ bỏ"

Vụ mưa ngập hầm chung cư Green Hills vừa qua, chủ nhân của chiếc Toyota Camry cho biết, xe mới mua, giá 1,3 tỉ đồng. Đưa ra sửa chữa thì hãng báo thiệt hại khoảng 610 triệu đồng; hay chiếc xe Mercedes GL350 mang đến xưởng, cũng nhận được báo giá tổn phí hơn 500 triệu đồng. Mức thiệt hại này tương đương với khoảng 1/3-/1/2 giá trị xe. Tuy nhiên như đã nói, khắc phục xong, xe chưa chắc đã hoạt động ổn định như trước. Bán lại rất khó và giá rất rẻ, tính ra có thể tiền khắc phục còn lớn hơn tiền bán xe thu được.

Ô tô ngập nước bị hư hại, thiệt hại vô cùng lớn. Nếu để nước ngập đến nắp capo thì có thể xem như “đồ bỏ”.

Từ giữa tháng 9 đến nay, nhiều trận mưa lớn kéo dài đã khiến cho nhiều khu vực tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội chìm trong biển nước. Hàng loạt ô tô bị ngập nước.

Thiệt hại nặng nhất kể đến là 20 chiếc ô tô để trong tầng hầm của chung cư Green Hills (P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM) bị ngập sâu, trong đó phần lớn là xe tiền tỷ. Tại Hà Nội mới đây cũng đã có một số ô tô đỗ trong tầng hầm tòa chung cư bị ngập nước gần tới nóc.

ngập nước, thủy kích, động cơ, hệ thống, rủi ro, xử lý, thiệt hại, khắc phục, bán xe, ô tô, sửa chữa, ổn định, hoạt động, xe, nước.ngập-nước, thủy-kích, động-cơ, hệ -thống, rủi-ro, xử-lý, thiệt-hại, khắc-phục, bán-xe, ô-tô, sửa-chữa, ổn-định, hoạt-động.
Xe ngập nước trong hầm chung cư tại Hà Nội sau trận mưa lớn đêm 21/9/2015.
Xe bị ngập nước thiệt hại vô cùng lớn. Theo ông Hà Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty AnyCar, chuyên kinh doanh xe cũ, nếu xe đã bị ngập nước đến nắp capo thì có thể xem như “đồ bỏ”.

Nước đã đến nắp capo thì động cơ, hút gió cũng bị ngập. Khi đó, nước lọt vào trong các xy-lanh, thông qua hốc gió, hoặc hệ thống xả và nằm lại đó.

Cho dù xe có được mang đi xưởng để xử lý, nước đã được rút sạch ra khỏi xy-lanh, thì vẫn có nguy cơ xy-lanh “ngậm” nước, nổ máy vẫn có thể bị hiện tượng thủy kích. Nếu xe bị thủy kích thì nhẹ nhất cũng phải dỡ máy, thay tay biên và nặng là lốc máy vị vỡ, nứt thì phải thay động cơ.

Trường hợp không bị thủy kích, nhưng nguy cơ xy-lanh “ngậm” nước, cũng sẽ làm cho lòng xy-lanh có thể bị gỉ. Như vậy, động cơ sẽ "uống xăng như uống nước" và hoạt động không ổn định.

Ngoài động cơ, các bộ phận khác cũng thiệt hại vô cùng lớn. Nước sẽ phá hỏng hoặc gây trục trặc các bộ phận điện của xe. Hệ thống dây điện chạy quanh thân xe, các đầu nối sẽ bị nước thâm nhập, đặc biệt ở khu vực bệ trung tâm, để lại nhiều hậu quả sau này.

Xe ngập nước tại tầng hầm chung cư Green Hills đêm 15/9/2015.
Bệ trung tâm là khu vực chứa rất nhiều hệ thống điều khiển phức tạp như hộp số, hệ thống điều khiển đa năng thông minh, đàm thoại, túi khí,... khi bị ngập nước sẽ dẫn đến các hậu quả lâu dài như hoạt động trục trặc, tín hiệu không chính xác, dễ bị chập cháy.

Các bộ phận điều khiển bị ngập sớm nhất chính là những công tắc điều khiển ghế. Nước thâm nhập sẽ làm hỏng các mô-tơ, làm tê liệt bộ phận điều khiển ghế ngồi với xe có ghế ngồi điều chỉnh điện.

Cánh cửa xe bị ngập nước sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hệ thống loa và dây dẫn. Hệ thống chiếu sáng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cho dù có hút sạch nước và sấy khô, khả năng xảy ra các rủi ro sau này như đường dây bị chập cháy, hở, bị ăn mòn tại các tiếp điểm là khó tránh khỏi.

Với nhiều dòng xe, đặc biệt là xe Nhật, hệ thống điều khiển túi khí đặt ngay dưới sàn xe ở khu vực bệ trung tâm. Nước lọt vào có thể làm tê liệt hoạt động của hệ thống này. Túi khí sẽ không bung khi có va chạm, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nội thất 1 chiếc ô tô ngập nước bị tháo tung để sấy khô, trong trận "đại hồng thủy" năm 2008 tại Hà Nội.

Ngoài ra, hệ thống truyền động cũng bị ảnh hưởng, bị nước làm gỉ sét dẫn đến hoạt động thiếu ổn định. Cùng với đó toàn bộ nội thất như ghế xe, trần, các tấm ốp đều phải dỡ ra, tháo tung sấy khô, cái nào hỏng phải bỏ và thay mới...

Những xe này, sau khi khắc phục hoạt động không ổn định và tin cậy, bán rất khó, cho dù giá vô cùng rẻ, ông Tuấn cho biết. Theo ông Tuấn, thời gian qua 1 số xe ngập nước đến trung tâm kỹ thuật cả AnyCar tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để kiểm tra, đánh giá. Tùy từng trường hợp, mức độ nặng, nhẹ mà đánh giá thiệt hại. Nhưng nói chung, xe đã bị ngập nước, để nước tràn vào khoang hành khách thì thiệt hại nhẹ nhất cũng khoảng 30% giá trị, còn ngập nặng tới nắp capo như đã nói, thì coi như bỏ.

Theo ông Tuấn, xe cũ có 2 vấn đề luôn khiến người mua lo ngại, là bị ngập nước, thủy kích và bị tai nạn. Nếu không có kinh nghiệm, sẽ rất khó phát hiện. Vì vậy mua xe cũ, cần qua các trung tâm kỹ thuật, có đầy đủ các thiết bị kiểm tra loại trừ những nguyên nhân này.

Cách đẩy nổ khi xe bị yếu ắc quy

Khi đó,nhiều người chọn lựa phương pháp đẩy xe nổ máy. Nhìn chung phương pháp đẩy nổ không được các nhà sản xuất xe hơi hiện đại khuyên sử dụng. Biện pháp đẩy nổ khi xe chết máy chỉ nên áp dụng cho xe số sàn đời cũ, sử dụng bàn đạp ly hợp và không trợ lực lái. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp đẩy nổ cho xe số tự động vì nó hoàn toàn không có tác dụng và có thể làm hỏng bộ truyền động trên xe bạn.

Nếu xe của bạn là xe số sàn, chết máy giữa đường và không thể nổ máy trở lại do hết ắc-quy, thì đẩy nổ là cách có thể sử dụng.

Khi tham gia giao thông, có nhiều tình huống xe của bạn bị yếu hoặc chết acquy khiến xe chết máy giữa đường.

Một cảnh tượng khá bi hài khi xe bỗng dưng chết máy. 2 người phụ nữ trên xe phải xuống đẩy, người trong xe điền khiển xe vào vị trí an toàn chờ xử lý.

Cách thực hiện:

Trước tiên, để có thể áp dụng biện pháp đẩy, cần có người đẩy. Nếu đi một mình, bạn có thể kêu gọi người xung quanh giúp đỡ.

Bước 1: Bật công tắc nổ máy. Tắt hết các thiết bị dùng điện trong xe như đèn, gạt mưa, điều hòa, radio...Hạ kính để có thể dễ dàng thông báo với người đẩy phía sau.

Bước 2: Đạp côn, đưa cần số từ N về vị trí số 2.

Bước 3: Thông báo để những người giúp phía sau bắt đầu đẩy xe. Đẩy cho tới khi thấy xe chạy ở tốc độ khoảng 10-20 km/h.

Bước 4: Nhả côn

Từ từ nhả chân côn đồng thời nhanh chóng đạp nhẹ chân ga, không nên đạp sâu. Lúc này, nếu may mắn, xe sẽ nổ máy.

Bước 5: Lái xe

Khi phát hiện xe đã nổ máy, ga cao hơn một chút và lái xe một đoạn để động cơ hoạt động ổn định. Sau đó lái xe quay lại vị trí ban đầu để cảm ơn người đẩy xe giúp. Chú ý, ngay cả khi dừng xe lại lúc này cũng không nên tắt máy dừng động cơ, vẫn nên để động cơ nổ.

Lưu ý:

Như đã nói ở trên, đẩy xe nổ máy tuyệt đối không sử dụng cho xe số tự động, chỉ dùng cho xe số sàn sử dụng ly hợp. Nhìn chung, các xe hiện đại với thiết bị điện phức tạp, trợ lực lái điện, hệ thống xả có sử dụng bộ chuyển đổi xúc tác, nhà sản xuất khuyên không nên đẩy nổ xe.

Không nên tự đẩy xe nổ máy. Nhiều người cho rằng nếu xe đang xuôi một con đường hơi thoải dốc, có thể chọn cách thả trôi xe xuống dốc để tạo đà, nhảy lên xe, đạp côn, về số 2 và tiếp tục tận dụng quán tính chuyển động của xe để nhả côn mớm ga cho xe chạy, nhưng cách làm này cực kỳ nguy hiểm. Bạn có thể gây tai nạn cho chính mình và người xung quanh.

Cách tốt nhất là nên dự trữ sẵn trong xe một 1cặp dây điện chịu dòng cao 30-50 Ampe. Khi có hiện tượng hết điện, có thể nhờ xe khác hỗ trợ "câu điện" bằng cách đấu nối ắc-quy. Nếu không còn biên pháp nào khác, bạn nên nhờ người hỗ trợ đưa xe vào lề đường, đặt cảnh báo, và gọi cứu hộ.